3.1.1Thông tin sơ lƣợc
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ.
- Tên giao dịch đối ngoại: CANTHO AGRICULTURAL PRODUCTS AND FOODSTUFF EXPORT JOINT STOCK COMPANY
- Tên giao dịch đối ngoại viết tắt: MEKONIMEX/NS
- Địa chỉ: 152-154 đƣờng Trần Hƣng Đạo, Phƣờng An Nghiệp, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ.
- Điện thoại: 0710.3832059 - Fax: 0710.3832060
- Mã số thuế: 1800155188
- Email: mekonimex.ns-ct@vnn.vn
3.1.2Quá trình hình thành và phát triển
Để có đƣợc thành tựu nhƣ ngày hôm nay, Công ty đa trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển:
a. Giai đoạn 1980 – 1983
Tiền thân của Công ty là Công ty Hợp doanh sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu Hậu Giang ra đời vào năm 1980. Do sự thay đổi trong nƣớc và có những yêu cầu mới đặt ra nên Công ty chỉ hoạt động với tên gọi này trong 3 năm.
b. Giai đoạn 1983 – 1985
Ngày 05/06/1983, căn cứ quyết định 110/QĐ – UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang đã quyết định chuyển từ Công ty Hợp doanh sang loại hình Doanh nghiệp Nhà nƣớc với tên gọi Công ty Sản xuất Chế biến hàng xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn này, Công ty chuyển sang loại hình kinh doanh mới nên cơ cấu có nhiều thay đổi, bộ máy quản lý chƣa tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm nên việc kinh doanh không gặp nhiều thuận lợi. Ngoài ra, với sự tác động của các Chính sách Nhà nƣớc đã ràng buộc Công ty trong việc kinh
16
doanh khiến hoạt động công ty ở thế bị động và gặp nhiều khó khăn. Dù toàn thể nhân viên đã cố gắng nhƣng lợi nhuận vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả cao.
c. Giai đoạn 1986 – 1991
Ngày 04/06/1986, Công ty lần nữa đổi tên thành Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Hậu Giang. Do có sự thay đổi đúng đắn của Chính phủ từ chế độ bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập nên Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả. Đến năm 1988, Luật đầu tƣ trong nƣớc ra đời, nắm đƣợc tình hình và đƣợc sự chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân tỉnh, Công ty đã hợp tác với Công ty Viet – Sing (Hồng Kông) với tỷ lệ vốn góp 45%. Từ đó, Công ty có hai nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu và tham gia liên kết với Hồng Kông để thành lập các xí nghiệp Meko với tổng số vốn là 3,1 triệu USD. Trong giai đoạn này, các xí nghiệp liên doanh của Công ty gồm có: Xí nghiệp Da Meko, Xí nghiệp Chế biến thức ăn Gia súc Meko, Xí nghiệp May mặc Meko, Xí nghiệp Lông vũ Meko, Xí nghiệp Gia cầm Meko, Xí nghiệp Thủ công mỹ nghệ Meko, Xí nghiệp Liên doanh thuốc lá Vinasa.
d. Giai đoạn 1992 – 1997
Trong giai đoạn này, vì sự chia tách tỉnh nên Công ty đổi lại thành tên là Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ vào ngày 28/11/1992. Đến năm 1997, Công ty đã sáp nhập Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm Cần Thơ và Xí nghiệp thuộc da Tây Đô vào Công ty.
e. Giai đoạn 1998 đến nay
Năm 1998, Công ty là thành viên trong Liên doanh Dầu khí Mêkong, Mêkong Gas. Ngày 01/10/1998, tham gia góp vốn hình thành Công ty Liên doanh Giầy da Tây Đô. Tháng 02/2004, sáp nhập Xí nghiệp May Meko, Xí nghiệp Thức ăn gia súc Meko vào Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ.
Đến ngày 20/07/2010, Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ đã chuyển sang cổ phần hóa, thành Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ theo quyết định số 3355/QĐ – UBND ban hành ngày 28/12/2008 của UBND TP Cần Thơ.
Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ là một trong các đơn vị xuất khẩu có uy tín của TP Cần Thơ, với kim ngạch xuất khẩu đạt từ 9.000.000 đến 10.000.000 USD/năm, trong đó gạo là mặt hàng chủ lực, trực tiếp và ủy thác xuất khẩu từ 30.000 đến 40.000 tấn/năm. Trải qua hơn 30 năm hoạt động với nhiều khó khăn thử thách, Công ty đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm quý giá và đang ngày càng mở rộng quy mô để vƣơn ra thị trƣờng thế
17
giới. Hiện nay, mạng lƣới Công ty gồm có: Xí nghiệp bao bì carton, Phân xƣởng chế biến gạo xuất khẩu An Bình, Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu Thới Thạnh, Cụm kho Trà Nóc. Liên doanh trong nƣớc có Công ty Liên doanh sản xuất Giày da Tây Đô, liên doanh với nƣớc ngoài có Xí nghiệp Thủ công Mỹ nghệ Meko.
3.1.3Lĩnh vực kinh doanh
- Xuất khẩu: sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ gồm có: nông sản, lƣơng thực, thực phẩm, chế biến rau quả tƣơi và xay xát gạo; thủy hải sản tƣơi sống và thủy hải sản chế biến; sản phẩm may mặc, giày da, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Nhập khẩu: ngoài việc xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế về sản xuất, Công ty cũng nhập khẩu các sản phẩm đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất nhƣ: phân bón, hóa chất, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phụ tùng phục vụ nông nghiệp.
- Kinh doanh: vật tƣ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, phƣơng tiện giao thông, chuyên chở lƣơng thực, hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Đại lý ký gửi hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Kinh doanh ngành da, kinh doanh nguyên liệu, vật tƣ phụ tùng ngành dệt và may, hàng thiết bị văn phòng.
- Sản xuất và gia công sản phẩm may mặc xuất khẩu. - Sản xuất bao bì carton, giấy xeo, in lụa.
- Sản xuất chế biến thức ăn gia súc.
3.1.4Nhân sự và cơ cấu tổ chức
3.1.4.1 Tình hình nhân sự
Hiện nay, tình hình nhân sự của Công ty gồm có: - Hội đồng quản trị: gồm 04 thành viên
- Ban kiểm soát: gồm 03 thành viên
- Ban Tổng Giám đốc: có 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc - Các phòng chức năng:
Phòng tổ chức hành chính: 07 ngƣời
Phòng kế toán: 05 ngƣời
18 Cụm kho: 03 ngƣời
3.1.4.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty theo mô hình trực tuyến – chức năng, có 03 Phòng nghiệp vụ: Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán, Phòng kinh doanh và các xí nghiệp, phân xƣởng trực thuộc.
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính của Công ty, 2014
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
3.1.4.3 Nhiệm vụ của các bộ phận
Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc ngƣời đƣợc cổ đông ủy quyền. Với nhiệm vụ là thông
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KẾ TOÁN KHU NHÀ KHO PHÂN XƢỞNG CHẾ BIẾN GẠO XUẤT KHẨU AN BÌNH
NHÀ MÁY XAY XÁT LÚA GẠO THẠNH THẮNG
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GẠO XUẤT KHẨU THỚI THẠNH
CÁC XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH
19
qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, để từ đó đƣa ra các quyết định về chiến lƣợc, phƣơng án và nhiệm vụ sắp tới. Ngoài ra còn tiến hành bổ sung và sửa chữa các điều lệ của Công ty, bầu ra và bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và bộ máy tổ chức của Công ty. Số lần họp Đại hội cổ đông diễn ra ít nhất mỗi năm 1 lần.
- Hội đồng quản trị
Do Đại hội đồng cổ đông của Công ty bầu ra. Là cơ quan quản trị của Công ty, có đầy đủ quyền hạn nhân danh Công ty để đƣa ra các quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban Kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, với nhiệm kỳ 5 năm thực hiện nhiệm vụ thay mặt cổ đông kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, trong điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.
- Ban Tổng Giám đốc
Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm gồm có 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là ngƣời điều hành Công ty, lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đƣợc giao. Các Phó Tổng Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
- Phòng Tổ chức hành chính
Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự nhƣ: bố trí lao động, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật, thực hiện quản lý công văn, thu nhận các văn bản, quy định, thông tƣ của cấp trên và Nhà nƣớc để tham mƣu và chỉ đạo các phòng ban có trách nhiệm thi hành.
- Phòng Kế toán
Làm nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu và sổ sách kế toán của Công ty (nhƣ: thanh lý các hợp đồng mua bán, các khoản nợ, thực hiện nộp thuế theo đúng nghĩa vụ với Nhà nƣớc…), quyết toán hàng quý, sáu tháng, một năm. Phòng Kế toán còn tổ chức công tác kế toán, kế hoạch thống kê, phân tích hoạt động tài chính phục vụ cho công tác theo dõi báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lƣu động, vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, mua sắm trang
20
thiết bị, vật tƣ hoặc báo cáo lãi lỗ hàng tháng, kỳ trong xí nghiệp sản xuất kinh doanh và các nguồn khác nếu có. Ngoài ra thì việc thu chi đúng theo quy định Nhà nƣớc, công tác quản lý kiểm soát tài chính và ghi chép các hợp đồng, tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ phải đƣợc minh bạch, rõ ràng.
- Phòng Kinh doanh
Là bộ phận giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc trong hoạt động mua bán hàng hóa xuất khẩu. Thực hiện giao dịch quốc tế, hoàn thiện các chứng từ xuất khẩu, theo dõi thanh toán với khách hàng nƣớc ngoài. Ngoài ra còn xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm để trình Ban Giám đốc. Do hiện nay, Công ty vẫn chƣa có phòng Marketing riêng biệt và chuyên môn hóa nên phòng Kinh doanh còn có nhiệm vụ là làm một số các hoạt động marketing cho Công ty. Nhìn chung, có thể nói phòng Kinh doanh là một trong những phòng ban quan trọng, không chỉ giúp cho Ban Giám đốc trong các hoạt động mua bán mà còn giúp đảm nhiệm việc xây dựng các hoạt động về marketing cho Công ty.
Các bộ phận khác
Phân xƣởng và xí nghiệp chế biến gạo sẽ thực hiện thu mua gạo từ các nơi trong thành phố Cần Thơ, sau đó chế biến thành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu.
Xí nghiệp bao bì chuyên sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho công tác xuất khẩu và kinh doanh bao bì phục vụ cho khách hàng nhƣ: thùng carton các loại, bao bì phục vụ đóng gói.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty khá hợp lý. Tuy nhiên Công ty vẫn chƣa có phòng Marketing và phòng Kế hoạch để có thể hỗ trợ, tham mƣu cho Ban Giám đốc trong việc đƣa ra các quyết định tiếp cận, xâm nhập thị trƣờng, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng hoặc xây dựng thƣơng hiệu cũng nhƣ nâng cao uy tín cho Công ty. Các nhiệm vụ này đang đƣợc phòng Kinh doanh đảm nhận nên chức năng của hai phòng này chƣa đƣợc chuyên sâu, ngoài ra còn ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của phòng Kinh doanh.
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011 ĐẾN NỬA ĐẦU NĂM 2014
3.2.1Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Với hơn 30 năm hình thành và phát triển, mặc dù trải qua không ít khó khăn và thử thách, nhƣng để có đƣợc thành tựu nhƣ ngày hôm nay đều là do sự nỗ lực không ngừng của tất cả các thành viên trong Công ty. Dƣới đây là
21
bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2014:
3.2.1.1 Giai đoạn 2011 – 2013
Đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2011 – 2013:
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % DT thuần bán hàng và cung cấp DV 347.578 495.233 482.250 147.655 42,48 -12.983 -2,62 DT từ hoạt động tài chính 19.586 7.653 8.256 -11.933 -60,93 603 7,88 Thu nhập khác 9 1.558 1.689 1.549 - 131 - Tổng doanh thu 367.173 504.444 492.195 137.271 37,39 -12.249 -2,43 Giá vốn hàng bán 328.338 465.136 467.188 136.798 41,66 2.052 0,44 Chi phí bán hàng 6.618 10.601 13.802 3.983 60,18 3.201 30,20 Chi phí quản lý DN 3.134 11.157 7.140 8.023 256,00 -4.017 -36,00 Chi phí tài chính 2.973 7.517 2.089 4.544 152,84 -5.428 -72,21
-Trong đó: Chi phí lãi vay 2.967 3.16 2.089 193 6,50 -1.071 -33,89
Chi phí khác 1 33 95 32 - 62 -
Tổng chi phí 341.064 494.444 490.314 153.380 44,97 -4.130 -0,84 Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 26.109 10.000 1.881 -16.109 -61,70 -8.119 -81,19
Nguồn: Phòng Kinh doanh của Công ty, 2014
Năm 2011, đồng bằng sông Cửu Long bị lũ lớn, ngập lụt trên diện rộng, làm hàng nghìn hecta lúa bị thiệt hại cao, nhất là ở các tỉnh đầu nguồn nhƣ An Giang, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang… Nhƣng nhờ có sự kết hợp giữa ngƣời dân trồng lúa với các cơ quan chức năng nên đã kiểm soát và hạn chế tối thiểu thiệt hại xảy ra. Do vậy việc thu mua lúa gạo của Công ty để xuất khẩu vẫn đƣợc đảm bảo. Cùng với đó là việc Công ty nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng nên vẫn đạt doanh thu cao, 367.173 triệu đồng, trong đó doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 347.578 triệu đồng. Đây là hoạt động đem lại nguồn thu nhiều nhất, quan trọng nhất của Công ty.
22
Năm 2012 là năm Công ty đạt doanh thu cao nhất, 504.444 triệu đồng, trong đó doanh thu thuần đạt 495.233 triệu đồng, nhƣng lợi nhuận trƣớc thuế chỉ đạt khoảng 10.000 triệu, thấp hơn so với năm 2011 khoảng 61,70%. Nguyên nhân doanh thu tăng là do trong năm này, Công ty nhận đƣợc nhiều đơn đặt hàng với số lƣợng lớn, đặc biệt là thị trƣờng Trung Quốc, nhập khẩu mạnh với số lƣợng ấn tƣợng 11.370 tấn, tăng thêm 9.370 tấn so với năm 2011. Ngoài ra năm này, Công ty còn xuất hiện thêm đối tác mới là Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore nên góp phần đem lại nguồn doanh thu cao cho Công ty. Còn việc lợi nhuận giảm là do Công ty tiến hành các hoạt động chào hàng, giới thiệu sản phẩm với đối tác nhiều hơn, cùng với các khoản bao bì, đóng gói, vận chuyển tăng do xuất khẩu nhiều làm chi phí bán hàng tăng lên. Hơn nữa đây là năm Công ty tiến hành xây dựng và đƣa vào hoạt động Nhà máy xay xát lúa gạo Thạnh Thắng nên càng làm tăng thêm nhiều chi phí phát sinh khác nhƣ tiền lƣơng, chi phí vật liệu văn phòng, các khoản bảo hiểm, hội đoàn… nên làm khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng. Do đó, tổng chi phí trong năm này tăng nhiều so với năm 2011.
Sang năm 2013, do các bạn hàng truyền thống nhƣ Indonesia, Philippines, Malaysia dần hạn chế nhập khẩu nên tổng doanh thu của Công ty chỉ đạt 492.195 triệu đồng, thấp hơn so với năm 2012 là 12.249 triệu đồng,