Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật dạy nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 88 - 89)

2 3 Cách thức tổ chức thực hiện

3.3.2Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật dạy nghề

Để đáp ứng chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đồng thời trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, trong nhiều năm vừa qua, chúng ta đã có những giải pháp đồng bộ, tích cực để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trong đó việc tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật được xác định là một trong các giải pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đây cũng là yếu tố cơ bản quyết định đến việc hình thành nên kỹ năng thực hành nghề. Có trang thiết bị tốt giáo viên mới có thể truyền thụ kiến thức cho NLĐ một cách hiệu quả, mới có thể áp dụng được phương pháp

giảng dạy mà mình mong muốn. Có trang thiết bị hiện đại, tốt, mới có thể đảm bảo chất lượng đào tạo, sau khi tốt nghiệp NLĐ mới có thể đáp ứng yêu cầu của NSDLĐ và làm chủ công nghệ sản xuất nơi làm việc một cách hiệu quả nhất.

Từ thực tiễn cũng như qua việc phân tích cơ sơ vật chất, trang thiết bị ở biểu 2.2 ta thấy được việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề là hết sức cần thiết. Phải định hướng cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các trang thiết bị kỹ thuật như:

- Trang thiết bị cơ bản, dùng cho các thao tác chuẩn, tay nghề cơ bản. - Trang thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình đào tạo…

3.3.3 Tăng cường công tác kim tra, giám sát hot động dy ngh cho người lao động hưởng bo him tht nghip.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 88 - 89)