Mở rộng quy mô nâng cao với chất lượng dạy nghề, đa dạng hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 79 - 81)

2 3 Cách thức tổ chức thực hiện

3.1.4Mở rộng quy mô nâng cao với chất lượng dạy nghề, đa dạng hóa

Công tác dạy nghề cần được xem là trọng tâm nhằm tạo ra một đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu của CNH - HĐH đất nước. Đặc biệt, hệ thống đào tạo nghề cần được trở thành một mắt xích quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lao động, điều chỉnh cơ cấu đào tạo đáp ứng tốt nhất nhu

cầu của thị trường lao động trong thời kỳ chuyển đổi và hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, đào tạo nghề cần được theo định hướng thị trường.

Muốn vậy, thì cần phải mở rộng quy mô đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật ở các cấp trình độ, các mục tiêu và hình thức khác nhau: đào tạo chính quy, dài hạn; đào tạo nghề ngắn hạn; đào tạo nghề cho lao động trong các làng nghề, phố nghề; đào tạo nghề ngắn hạn đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường...

Đẩy mạnh xã hội hóa khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho người lao động hưởng BHTN; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp...) các doanh nghiệp tham gia dạy nghề cho lao động hưởng BHTN.

Tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực và các điều kiện khác cho công tác dạy nghề.

Tổ chức cá nhân tham gia đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp, từ các tổ chức chính quy của Nhà nước và tư nhân, các hình thức đào tạo nghề khác nhau. Mỗi tổ chức và cá nhân đều có những ưu việt nhất định trong hoạt động đào tạo nghề, nhất là cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Lao động thất nghiệp với đối tượng đa dạng về ngành nghề (công nghiệp và dịch vụ), về chất lượng (trình độ văn hóa, chuyên môn) và về điều kiện tham gia đào tạo nghề (nguồn vốn hạn hẹp, thời gian tham gia đào tạo chưa tập trung...). Vì vậy, để đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu, trạng thái của từng người lao động, việc đa dạng hóa hình thức đào tạo là yêu cầu tối cao để người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đăng ký tham gia khóa học nghề đều có thể tham gia đầy đủ vào quá trình đào tạo.

Trên thực tế, đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam nói chung, trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng đã phát huy được tính ưu việt, ngoài đào tạo tại các cơ sở chính quy của nhà nước, còn liên kết với các cơ sở đào tạo và hình thức đào tạo. Tuy nhiên, việc

đào tạo nghề cho người lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự phát huy hết vai trò của các cơ sở đào tạo.

Những năm tới bước vào giai đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tính đa dạng về nguồn lao động và yêu cầu đào tạo đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho hoạt động đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Vì vậy, đa dạng hóa các hình thức đào tạo là yêu cầu cần phải được nhận thức đầy đủ và có những biện pháp phát huy hiệu quả thiết thực nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 79 - 81)