Kinh nghiệm đào tạo nghề cho người lao động hưởng Bảo hiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 41 - 46)

Nhiều nước trên thế giới đã xuất hiện bảo hiểm thất nghiệp từ lâu, nhưng ở Việt Nam hình thức này mới đi vào hoạt động được ba năm. Hãy cùng so sánh để có cái nhìn tổng thể về bảo hiểm thất nghiệp Việt Nam và các nước trên Thế giới.

Có thể nói rằng Việt Nam là nước ra đời BHTN muộn nhất - năm 2009. Một trong những nước sớm nhất phải kể đến Đan Mạch - 1907; Canada- 1940; Pháp – 1958… Tuy nhiên, số lượng người lao động thất nghiệp ở Việt Nam lại được đánh giá gần như thấp nhất – 2,6% chỉ sau Thái Lan 0,50%.

Hầu hết đối tượng tham gia là người lao động tự nguyện (tại Việt Nam là người lao động có hợp đồng làm việc không xác định thời hạn với người sử dụng lao động có từ 10 lao động trở lên) trước khi mất việc.

Tình hình đào tạo nghề cho người lao động hưởng BHTN tại Việt Nam được thể hiện như sau:

1.5.2.1 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho người lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp của Thành Phố Hồ Chí Minh.

Tại TPHCM, 9 tháng đầu năm 2012 có 107.379 người lao động đăng ký thất nghiệp, trong đó có 83.425 người nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN), tăng 27,9% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, trong số hơn 100.000 trường hợp đăng ký thất nghiệp, chỉ có 832 người đăng ký học nghề (năm 2010: 45 người, năm 2011: 44 người, 9 tháng đầu năm 2012: 763 người); Tỷ lệ người được hỗ trợ học nghề so với tổng số người có quyết định TCTN năm 2010, 2011 và 9 tháng đầu năm 2012 lần lượt là: 0,087%; 0,048% và 0,85%

- Cách thức tổ chức đào tạo nghề: Đối với các chi nhánh đặt tại các trường nghề trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, các chi nhánh chủ động liên hệ với lãnh đạo Trường cử cán bộ trực tiếp tư vấn khi người lao động đến nhận quyết định TCTN, thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng.

- Ngành nghề đào tạo: Người lao động đã đăng ký học 14 nghề, gồm: Lái xe B2 (31,25%), Vẽ kỹ thuật (14,38%), sửa xe gắn máy (11,88%), điện dân dụng (11,25%), tin học văn phòng (11,25%), kỹ thuật trang điểm (5%), Làm móng nghệ thuật (3,75%), lắp, cài đặt máy tính (3,75%), may dân dụng (1,88%), may thời trang (1,25%), uốn tóc (1,25%), nấu ăn (1,25%) và sửa chữa máy may (0,63%). Trong danh mục nghề người đang hưởng TCTN theo học, TTGTVL đảm nhận đào tạo 02 nghề là lái xe và tin học văn phòng. Ngoài ra, TTGTVL Tp. Hồ Chí Minh còn đăng ký đào tạo 03 nghề: nghiệp vụ bán hàng, khởi sự doanh nghiệp và sửa chữa điện thoại di động nhưng không có người đang hưởng TCTN đăng ký theo học.[1]

- Về chi trả hỗ trợ nghề: Bảo hiểm xã hội ủy quyền TTGTVL thực hiện chi trả học phí đối với các CSDN. Về cách thức thanh toán tại Tp. Hồ Chí Minh chỉ thanh toán khi người thất nghiệp đã hoàn thành khóa học và có chứng chỉ nghề do cơ sở dạy nghề cấp (theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Văn bản 1615/BHXH-CSXH ngày 02/6/2009 và Quyết định số 448/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 thì hình thức thanh toán được thực hiện theo tháng).

1.5.2.2 Kinh nghiệm đào tạo nghề cho người lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp của Bình Dương.

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, 6 tháng đầu năm 2013, toàn tỉnh có 35.432 người đăng ký thất nghiệp, trong số đó có 25.277 người được hưởng trợ cấp thất nghiệp; 23.973 lao động thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm. So với năm 2012, số lượng NLĐ đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề tăng. Cụ thể, 37 người (năm 2010: 05 người, năm 2011: 05 người, 9 tháng đầu năm 2012:

27 người); Tỷ lệ người được hỗ trợ học nghề so với tổng số người có quyết định TCTN năm 2010, 2011 và 9 tháng đầu năm 2012 lần lượt là: 0,016%; 0,012% và 0,066%.

- Cách thức tổ chức đào tạo nghề: Bố trí nhiều pano giới thiệu nghề đào tạo tại Trung tâm nên người lao động dễ dàng tiếp cận thông tin, ngoài thông tin do cán bộ tư vấn cung cấp;

- Ngành nghề đào tạo: Trong tổng số 14 nghề TTGTVL được phép đào tạo thì người lựa chọn học 8 nghề, cụ thể: Lái xe B1, B2 (22,5%), sửa xe gắn máy (22,5%), bảo trì máy may (15%), kỹ thuật nấu ăn (10%), kỹ thuật trang điểm (10%), tin học văn phòng (7,5%), điện công nghiệp (7,5%) và bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (2,5%).[1].

- Về chi trả hỗ trợ nghề: Người đang hưởng TCTN chỉ học nghề tại Trung tâm nên Bảo hiểm xã hội cấp kinh phí hỗ trợ trực tiếp TTGTVL.

- Thời gian đào tạo: tổ chức khá đa dạng: 1,5 tháng/khóa, 2 tháng/khóa, 3 tháng/khóa, 4 tháng/khóa, 6 tháng/khóa nhưng tập trung chủ yếu ở 2 dạng khóa 3 tháng và khóa 6 tháng (Khóa đào tạo 3 tháng tại Tp. Hồ Chí Minh chiếm 52%, và Bình Dương chiếm 50%)

- Cấp chứng nhận, chứng chỉ: Theo quy định học viên học nghề khi kết thúc khóa học nghề sẽ được cấp giấy chứng nhận đã tham gia học nghề, việc học viên có tham gia kỳ thi để được cấp chứng chỉ nghề tùy thuộc vào bản thân học viên.

Tuy nhiên, tại Tp. Hồ Chí Minh Bảo hiểm xã hội chỉ chi trả kinh phí hỗ trợ đối với đối tượng đã kết thúc khóa học nghề và có chứng chỉ nghề nên hầu hết người đang hưởng TCTN học nghề trên địa bàn đều phải thi để nhận chứng chỉ nghề.

1.5.2.3 Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng đối với đào tạo nghề cho người lao động hưởng Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội.

Nghiên cứu đào tạo nghề cho người lao động hưởng BHTN ở một số tỉnh đại diện cho các vùng trong nước có thể rút ra các bài học kinh nghiệm như sau:

Một là, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu của từng địa phương và theo từng đối tượng học nghề. Điều đó làm tăng nguồn cung cho đào tạo, tạo sức hấp dẫn đối với người học và đặc biệt đáp ứng yêu cầu thuận lợi cho việc tìm kiếm việc làm cho NLĐ sau khi kết thúc khóa học.

Hai là, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN cần lựa chọn các tổ chức đào tạo phù hợp với yêu cầu đặc điểm đào tạo nghề cho lao động hưởng BHTN.

Ba là, bảo hiểm xã hội chỉ chi trả kinh phí hỗ trợ đối với đối tượng đã kết thúc khóa học nghề và có chứng chỉ nghề nên hầu hết người đang hưởng TCTN học nghề trên địa bàn đều phải thi để nhận chứng chỉ nghề.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Chương 1 đã khẳng định rằng, đối với mọi quốc gia, đào tạo nghề đóng vai trò quyết định đến sự phát trển bền vững của nền kinh tế. Là yếu tố quyết định quan trọng nhất đối với khả năng mang lại sự thịnh vượng. Tuy nhiên đào tạo nghề cho lao động hưởng BHTN có phát huy được hay không, có đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế của đất nước hay không phụ thuộc vào sự đầu tư cũng như sự phụ thuộc vào việc sử dụng hiệu quả sử dụng sau khi đào tạo. Đào tạo nghề cho người lao động hưởng BHTN trên cả nước nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng là chính sách lớn của Đảng Nhà nước ta hiện nay nhằm nhanh chóng đưa NLĐ hưởng BHTN sớm trở lại thị trường lao động.

Chương 1 còn khẳng định việc nghiên cứu đào tạo nghề là có sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Chương 1 đã làm rõ 02 vấn đề quan trọng.

Một là, đưa ra khái niệm chung về đào tạo nghề, đào tạo nghề cho người

lao động hưởng BHTN, vai trò, đặc điểm của đào tạo nghề cho người lao động hưởng BHTN. Các yêu cầu tiêu chuẩn đối với việc đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BNTN.

Hai là, đã tập trung đi sâu làm rõ 07 nhân tố cơ bản ảnh hưởng, tác động

đến công tác đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN trên địa bàn Hà Nội. - Cơ sở vật chất.

- Đội ngũ giáo viên. - Nguồn lực tài chính.

- Chính sách đào tạo nghề của Nhà nước. - Điều kiện kinh tế xã hội.

- Quan hệ cung cầu trên thị trường lao động.

- Hệ thống tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Đặc biệt là việc học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng như kinh nghiệm của một số địa phương trong việc đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)