Công tác tổ chức đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 58 - 61)

2 3 Cách thức tổ chức thực hiện

2.4.1 Công tác tổ chức đào tạo nghề cho NLĐ hưởng BHTN

Ngay từ những ngày đầu tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác tổ chức đào tạo nghề cho lao động

hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã được Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội triển khai một cách hiệu quả nhất đối với lao động thất nghiệp khi họ có nguyện vọng được tư vấn về học nghề và hỗ trợ tìm việc làm.

Công tác tổ chức đào tạo nghề:

Bước 1: Người lao động đến đăng ký thất nghiệp sẽ được Tổ tư vấn, tiếp nhận hồ sơ của phòng Bảo hiểm thất nghiệp tư vấn chung về các nội dung về BHTN, trong đó có quyền lợi được hỗ trợ học nghề từ chính sách BHTN.

Bước 2: Người lao động đang hưởng TCTN sau khi được Tổ thông báo tìm kiếm việc làm tư vấn về quyền lợi học nghề, tư vấn về các nghề hiện tại đang phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Nếu NLĐ đang hưởng TCTN có nhu cầu học nghề sẽ làm đơn theo MS08-TT32, trong nội dung đơn nêu rõ nghề cần học, thời gian học, nơi học. Tổ thông báo tìm kiếm việc làm có trách nhiệm nhận đơn và giới thiệu cho NLĐ về các cở sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố đang đào tạo nghề người lao động cần học để họ lựa chọn. Theo lựa chọn của người lao động, tổ thông báo tìm kiếm việc làm có trách nhiệm liên hệ với cơ sở dạy nghề để chuẩn bị đào tạo cho người lao động, đồng thời chuyển hồ sơ học nghề của NLĐ cho tổ Tổng hợp Báo cáo & tính hưởng để xác định nghề, thời gian học nghề, mức kinh phí hỗ trợ và dự thảo QĐ hỗ trợ học nghề cho NLĐ trình Giám đốc Sở Lao động TB & XH ký.

Bước 3: Người lao động có nguyện vọng học các nghề Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội đang có thế mạnh trong tổ chức đào tạo như: Kỹ thuật nấu ăn, pha chế đồ uống, tin học văn phòng, cắt may thời trang, may công nghiệp, sửa chữa xe máy, điện dân dụng... Trung tâm sẽ trực tiếp tổ chức dạy nghề cho người lao động tại Trung tâm.

Bước 4: Lao động thất nghiệp sau khi đào tạo nghề xong, được Trung tâm tiếp tục tư vấn GTVL để họ nhanh chóng trở lại với thị trường lao động.

Người đang hưởng BHTN được TTGTVL tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề trong suốt quá trình kể từ khi đăng ký thất nghiệp, nộp hồ sơ đề nghị hưởng và thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng, khi có nhu cầu học nghề thì thực hiện như sau:

- Người đang hưởng TCTN có nhu cầu học nghề đăng ký học nghề tại TTGTVL (1).

- TTGTVL tiếp nhận, liên hệ với CSDN, xác định mức kinh phí hỗ trợ, dự thảo văn bản trình Sở LĐ-TB&XH ban hành quyết định hỗ trợ học nghề (2).

- Sở LĐ-TB&XH ban hành quyết định hỗ trợ học nghề (03 bản gửi: Bảo hiểm xã hội trực tiếp quản lý, người đang hưởng TCTN, CSDN; 02 bản lưu tại Sở LĐ-TB&XH và TTGTVL (3).

Thời gian kể từ khi đăng ký đến khi ban hành quyết định hỗ trợ học nghề không quá 15 ngày (ngày làm việc). Thời gian học nghề của người đang hưởng TCTN do CSDN bố trí.

- TTGTVL đã thực hiện nghiêm túc quy trình giải quyết hỗ trợ nghề đối với người lao động theo quy định tại Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH; thiết lập bộ phận tư vấn, giới thiệu việc làm và dạy nghề để tư vấn chuyên sâu đối với người lao động tới nhận quyết định hưởng TCTN, thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng (TTGTVL Hà Nội tư vấn qua 2 bước thông qua Tổ tư vấn, tiếp nhận hồ sơ và Tổ thông báo tìm kiếm việc làm).

- Sau khi người lao động có quyết định hỗ trợ học nghề, Phòng Bảo hiểm thất nghiệp chuyển danh sách tới Phòng Dạy nghề thuộc TTGTVL để theo dõi, liên hệ với các CSDN về các khóa học nghề hoặc trực tiếp đào tạo (TTGTVL trực tiếp đào tạo).

- TTGTVL Hà Nội thường xuyên mời CSDN trên địa bàn tới tư vấn trực tiếp về các khóa học nghề tại sàn giao dịch việc làm hằng tuần tại Trung tâm.

- Về chi trả hỗ trợ nghề: tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội ủy quyền TTGTVL thực hiện chi trả học phí đối với các CSDN.

Với thức thanh toán ở Hà Nội Bảo hiểm xã hội thực hiện hỗ trợ chi phí theo từng tháng đối với CSDN.

Các cơ quan, đơn vị có liên quan đã nghiêm túc thực hiện giải quyết hỗ trợ nghề đúng đối tượng, đúng chính sách. Đồng thời, tìm nhiều biện pháp thúc đẩy nhu cầu học nghề đối với người hưởng BHTN.

2.4.2 Công tác đào to ngh cho người lao động hưởng Bo him tht nghip trên địa bàn Hà Ni..

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)