Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 81 - 83)

2 3 Cách thức tổ chức thực hiện

3.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo các phòng quản lý nhà nước về BHTN và dạy nghề phối hợp với TTGTVL rà soát, đánh giá, tiếp xúc, vận

động các CSDN trên địa bàn tham gia đào tạo người đang hưởng TCTN (Sở LĐ-TB&XH Tp. TTGTVL Hà Nội thiết lập quan hệ mật thiết đối với 04 CSDN thường xuyên đào tạo đối tượng hưởng TCTN).

- Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp và người sử dụng lao động trong việc cùng với các cơ sở dạy nghề, đào tạo lại nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động hưởng BHTN thường xuyên. Có chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp và người sử dụng lao động khi tham gia đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho NLĐ hưởng BHTN.

- Tăng cường khả năng, giới thiệu học nghề tại Trung tâm GTVL, thông qua việc nắm tình hình cung cầu của thị trường lao động, hướng dẫn người lao động học nghề mới mà thị trường lao động đang có nhu cầu, nhằm đảm bảo giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi được đào tạo nghề, sớm có việc làm.

- Quy định trách nhiệm tư vấn học nghề là mục tiêu hàng đầu của Trung tâm GTVL để sớm đưa người lao động thất nghiệp quay lại thị trường lao động.

- Có quy định về trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề và cơ chế ưu đãi, bình đẳng của các cơ sở khi tham gia dạy nghề cho lao động thất nghiệp.

Xây dựng mức kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp nhận lao động thất nghiệp đã học nghề vào làm việc.

- Hỗ trợ 100% học phí theo thực tế cho người lao động học nghề có thời hạn dưới 3 tháng, tối đa không quá 3 triệu đồng/khóa học;

- Hỗ trợ 6 tháng chi phí cho người lao động thất nghiệp học sơ cấp nghề có thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng, học trung cấp nghề có thời hạn từ 12 tháng đến 24 tháng, học cao đẳng nghề có thời hạn từ 24 tháng đến 36 tháng với mức chi phí do pháp luật Dạy nghề quy định.

- Thời điểm người lao động được hỗ trợ học nghề: trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, từ ngày có quyết định hỗ trợ học nghề của Giám đốc sở Lao động Thương binh và Xã hội,

- Thời gian được hỗ trợ học nghề trong vòng 6 tháng đầu của khóa học. - Người lao động có quyền được lựa chọn hình thức đào tạo nghề, cơ sở dạy nghề và nghề học phù hợp với khả năng của bản thân và hoàn cảnh gia đình, theo tư vấn, hướng dẫn của Trung tâm giới thiệu việc làm; được nhận quyết định hỗ trợ học nghề.

Người lao động có nhu cầu học nghề phải có cam kết hoàn thành khóa đào tạo, trường hợp vi phạm cam kết sẽ phải bồi thường toàn bộ số tiền đã hỗ trợ.

- Sau khi nhận được quyết định hỗ trợ học nghề, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm chuyển toàn bộ tiền hỗ trợ được ghi rõ theo quyết định của cơ quan lao động cho cơ sở dạy nghề. Cơ sở dạy nghề có trách nhiệm tiếp nhận người lao động vào học nghề; ký kết hợp đồng đào tạo với người lao động; thông báo hằng tháng về tình hình tham gia học tập của người lao động với cơ quan lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị nhân lực Đào tạo nghề cho người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội (Trang 81 - 83)