Kết luận
- Đã thu thập mẫu từ các bộ phận cành, lá và vỏ thân cây Quao nước (Dolichandrone spathacea) và tạo được các dịch chiết có độ phân cực khác nhau từ các mẫu thu thập được.
- Từ 8 g dịch chiết n-hexan của cành và lá Quao nước bằng các phương pháp sắc ký cột silica gel, sắc ký cột Sephadex LH-20 kết hợp với sắc ký lớp mỏng, các phương pháp kết tinh và các phương pháp phổ hiện đại như IR, MS, NMR đã phân lập và xác định được cấu trúc của hai chất sạch là QNL 1.7 (-sitosterol) và QNL 1.10.19 (Axit trans-4-methoxycinnamic). Qua tra cứu tài liệu cho thấy cả hai chất này đều lần đầu tiên được phân lập từ cây Quao nước.
- Đã thử hoạt tính sinh học của dịch chiết n-hexan thu được từ cành lá và vỏ thân cây Quao nước. Kết quả cho thấy cả hai dịch chiết n-hexan từ các bộ phận này đều không có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và hoạt tính chống oxy hóa. Dịch chiết n-hexan từ cành và lá cây Quao nước cho hoạt tính gây độc tế bào đối với cả bốn dòng tế bào ung thư KB, LU, Hep G2, MCF7. Trong đó hoạt tính chống lại dòng tế bào ung thư biểu mô (KB) là cao nhất (37,43 µg/ml).
Khuyến n ị
Để việc nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây Quao nước (Dolichandrone spathace) được đầy đủ hơn, cần tiến hành:
- Tiếp tục phân lập thêm và xác định cấu trúc của các chất sạch thu được từ dịch chiết n-hexan của cành và lá cây Quao nước.
- Nghiên cứu thành phần hóa học của các cao chiết phân cực hơn từ cành và lá cây Quao nước.
- Thăm dò hoạt tính sinh học của các dịch chiết cũng như các chất phân lập được.
39
TÀ L ỆU THAM KHẢO Tiến Việt Tiến Việt
1. Võ Văn Chi (2003), “Từ điển thực vật thông dụng”, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, trang 1007-1009. và kỹ thuật, trang 1007-1009.
2. Phạm Hoàng Hộ (1999), “Cây Cỏ Việt Nam”, Quyển 3, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, trang 83-93. Chí Minh, trang 83-93.
3. Phạm Hoàng Hộ (2006), “Cây có vị thuốc ở Việt Nam”, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, trang 506-509. Chí Minh, trang 506-509.