Sự hình thành khái niệm là nền tảng của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tri thức. Tri thức là tiền ñề của mọi hoạt ñộng hợp lý và có hiệu quả của con người khi gặp những ñối tượng, nhiệm vụ và ñiều kiện mới. Vì vậy, hình thành khái niệm trở thành một nhiệm vụ cơ bản của hoạt ñộng dạy-học.
4.4.1. Khái niệm là gì?
Khái niệm là sản phẩm tâm lý có hình thức tồn tại vật chất (bên ngoài) và hình thức tồn tại tinh thần (bên trong). Ví dụ như khái niệm "cái thìa". Bản thân cái thìa vật chất, hay từ
"cái thìa", hay một câu ñịnh nghĩa về cái thìa ñều không phải là khái niệm cái thìa. Tất cả
những cái thìa cụ thể tuy khác nhau về nguyên liệu, kích cỡ, màu sắc... ñều là hình thức tồn tại vật chất của khái niệm (bên ngoài). Từ "cái thìa" hay ñịnh nghĩa về cái thìa chỉ là nơi trú ngụ của khái niệm cái thìa hoặc sự thay ñổi hình thức tồn tại từ vật thật ñến ký hiệu. Còn hình thức bên trong chính là nội dung khái niệm, do con người phát hiện ra thì lại ẩn náu vào chính hình thức bên ngoài ñó.
Cả hai hình thức tồn tại này ñều ñược xác ñịnh bởi một chuỗi thao tác liên tiếp nhau, chuỗi thao tác này chỉ xuất hiện trong hành ñộng của chủ thể và qua ñó cũng phản ánh năng lực mới. Chẳng hạn: cầm thìa, cách dùng thìa... tức là chủ thểñã biết cư xử với cái thìa theo "kiểu người" và ta nói rằng người ñó có khái niệm cái thìa.
a. ðịnh nghĩa khái niệm
Khái niệm là một năng lực thực tiễn ñược kết tinh lại và gửi vào ñối tượng (hình thức vật chất) và khái niệm ñó ñược hình thành khi chủ thể phát hiện ra logic vốn có trong chính
ñối tượng ñó.
Như vậy, nguồn gốc xuất phát của khái niệm là sự vật, hiện tượng. Từ khi con người phát hiện ra nó thì khái niệm có thêm chỗ trú ngụ thứ hai là trong tâm lý, tinh thần của con người. ðể thuận tiện cho việc lưu trữ và trao ñổi khái niệm, người ta dùng ngôn ngữ "gói
ghém" nội dung khái niệm lại - có thể bằng một từ ñểñặt tên cho nó (gọi là thuật ngữ) hoặc một câu hay vài câu (gọi là ñịnh nghĩa).
Chính vì vậy, bản thân cái thìa thực, từ “cái thìa” hay ñịnh nghĩa về cái thìa ñều không phải là khái niệm cái thìa, mà là nơi cho khái niệm cái thìa trú ngụ. Khái niệm không phải là cái có thể nhìn thấy ñược hay có thểñọc lên ñược. Bất kỳ ai muốn có một khái niệm nào thì phải thâm nhập vào ñối tượng (bằng cách thực hiện một hành ñộng với nó) ñể làm lộ ra logoic tồn tại của nó và "lấy lại" khái niệm mà loài người ñã gửi gắm vào ñối tượng. Cách lấy lại ñó không có cách nào khác phải lặp lại ñúng chuỗi thao tác mà trước ñấy loài người ñã phát hiện ra. Mỗi lần như thế chủ thể lại có thêm một năng lực mới chưa hề có trước ñây. Quá trình dạy-học nói chung, quá trình hình thành khái niệm nói riêng là quá trình liên tục tạo ra cho người học những năng lực mới.
Như vậy quan niệm rằng khái niệm là toàn bộ tri thức của loài người ñã khái quát hoá các dấu hiệu chung và bản chất về một loại sự vật và hiện tượng nào ñókhông còn hoàn toàn phù hợp. Nếu theo quan niệm này sẽ dẫn ñến một quan ñiểm không ñúng về hoạt ñộng dạy,
ñó là: muốn làm cho người học lĩnh hội một khái niệm nào ñó, chỉ cần sự cố gắng, tài nghệ sư
phạm của người thầy giáo là ñủ còn việc lĩnh hội khái niệm của người học chỉ ñơn giản là hiểu, ghi nhận và lưu trữ lại.
b. Vai trò của khái niệm
Khái niệm vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt ñộng, nhất là hoạt ñộng trí tuệ. Mỗi lần người học có thêm một khái niệm mới lại một lần tăng thêm sức mạnh tinh thần, bối ñắp thêm năng lực cho bản thân.
Khái niệm là "thức ăn" của tư duy, nó vừa là sản phẩm của tư duy vừa là sự vận ñộng của tư duy. Nó là "vũ khí", là sức mạnh ñể hoạt ñộng sáng tạo, cải tạo và thích nghi với thực tiễn cuộc sống.
Khái niệm là "vườn ươm" của tư tưởng, của niềm tin. Khái niệm ñược hình thành,
ñược chiếm lĩnh sẽ là nền tảng, là những "viên gạch" xây nên toà lâu ñài nhân cách của cá nhân. Vì vậy, thực chất của việc giáo dục nói chung, của hoạt ñộng dạy-học nói riêng là hình thành khái niệm cho người học.
4.4.2. Bản chất tâm lý của quá trình hình thành khái niệm
Bằng hoạt ñộng của mình, chủ thể xâm nhập vào ñối tượng của khái niệm, gạt bỏ
những cái gì che dấu khái niệm, làm lộ rõ nguyên hình của nó. Nói một cách khác, bằng hành
ñộng của mình, chủ thểñã buộc khái niệm phải chuyển chỗ từñối tượng sang não bộ (tâm lý) mình, tương ứng với quá trình chuyển từ ngoài vào trong, biến cái vật chất thành cái tinh thần. Quá trình "chuyển chỗ ở" từñối tượng sang tâm lý của chủ thể chính là quá trình hình thành khái niệm. Muốn tạo ra quá trình "chuyển chỗ ở" ñó phải lấy hành ñộng của chủ thể thâm nhập vào ñối tượng làm cơ sở.
Trong hoạt ñộng dạy-học, muốn hình thành khái niệm cho người học, người thầy giáo phải tổ chức hành ñộng của người học tác ñộng vào ñối tượng theo ñúng quy trình hình thành khái niệm – ñây cũng chính là logic của khái niệm mà nhà khoa học ñã phát hiện ra trong lịch sử. Quá trình tổ chức hành ñộng của người học là nhằm tách logic của ñối tượng ra khỏi ñối tượng ñể chuyển vào não bộ của người học. Vì vậy, muốn hình thành khái niệm phải lấy hành
ñộng của chính người học làm cơ sở - ñiều này hoàn toàn phù hợp với quan ñiểm tâm lý học hoạt ñộng: lấy hành ñộng làm phương thức tồn tại của khái niệm.
Như vậy, nguồn gốc xuất phát của khái niệm là ởñồ vật, nơi mà con người ñã "gửi" năng lực của mình vào ñó, khi muốn có khái niệm ấy thì con người phải “lấy lại” những năng lực này. Cách "lấy lại" ñó là phải có những hành ñộng tương ứng từñó hình thành khái niệm.
4.4.3. Sự hình thành khái niệm trong dạy học
Trong thực tiễn giáo dục ở nước ta, người thầy giáo sau khi có ñược một khái niệm nào ñó thường nghĩ rằng có thể chuyển nó nguyên vẹn như thế sang người học. Vì vậy, người thầy giáo thường dùng lời giảng giải, mô tả cặn kẽ khái niệm ñã có trong ñầu mình. ðể kích thích sự suy nghĩ của người học, người thầy giáo có thể còn dùng phương pháp dạy học nêu vấn ñề, phát vấn; chỗ nào khó hiểu, trừu tượng người thầy giáo còn minh hoạ bằng các dụng cụ trực quan, bằng các ví dụ cụ thể... Bằng cách ñó, người thầy giáo dường nhưñã làm tất cả
những gì ñược coi là cần thiết ñể chế biến sẵn sàng với sự cố gắng tối ña. Nhưng suy cho cùng, việc người thầy giáo làm như vậy chỉ nhằm mô tả cho người học hình dung cái ñang có trong ñầu người thầy giáo, chứ chưa ñủñể người học hình thành ñược khái niệm. Việc hình thành khái niệm với bản chất hành ñộng, chỉ có hành ñộng của người học (do người thầy giáo tổ chức, ñiều khiển) mới là phương pháp ñặc hiệu ñể hình thành khái niệm.
a. Một số nguyên tắc chung
Người thầy giáo không chỉ thúc ñẩy hành ñộng của người học nhằm lĩnh hội các khái niệm mà còn ñiều khiển hoạt ñộng học một cách có ý thức. Muốn vậy, người thầy giáo cần xác ñịnh thật chính xác ñối tượng người học cần chiếm lĩnh qua từng bài học, trong ñó ñặc biệt là phải xác ñịnh chính xác bản thân khái niệm - logic của ñối tượng. Bên cạnh ñó, người thầy giáo cần xác ñịnh phương tiện, công cụ không thể thiếu cho việc tổ chức quá trình hình thành khái niệm. Người thầy giáo phải dẫn ñắt người học một cách có ý thức qua tất cả các giai ñoạn của hành ñộng - theo các giai ñoạn của lý thuyết hình thành hành ñộng trí tuệ, nhất là giai ñoạn hành ñộng vật chất nhằm phanh phui logic của khái niệm ra ngoài một cách cảm tính. Người thầy giáo cần tổ chức tốt cả hai giai ñoạn: giai ñoạn chiếm lĩnh cái tổng quát và giai ñoạn chuyển cái tổng quát vào các trường hợp cụ thể (còn gọi là quá trình cụ thể hoá).
b. Cấu trúc chung của quá trình hình thành khái niệm
ðể dẫn ñắt người học hình thành khái niệm, người thầy giáo có thể theo các bước sau:
Bước 1. Làm nảy sinhnhu cầu nhận thức ở người học.
Nhu cầu là nơixuất phát và là nguồn ñộng lực của hoạt ñộng vì vậy người thầy giáo phải làm trỗi dậy ở người học lòng khao khát muốn hiểu biết. Theo quan ñiểm sư phạm, cách tốt nhất là phải tạo ra tình huống sư phạm mà từñó xuất hiện trong ý thức người học một tình huống có vấn ñề.
Tỉnh hướng có vấn ñề có thể là tình huống lý thuyết hay thực tiễn, trong ñó chứa ñựng mâu thuẫn giữa cái ñã biết với cái chưa biết. Mâu thuẫn này ñược người học ý thức và ñương nhiên làm xuất hiện nhu cầu muốn ñược giải quyết. Thông qua việc giải quyết mâu thuẫn này người học giành ñược một cái mới – ñó là kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, giá trị... Một tình huống có vấn ñề bao giờ cũng có các tính chất như: có chứa ñựng mâu thuẫn, có tính chất chủ quan - tức là cùng một tình huống có thể xuất hiện mâu thuẫn ở người này mà không xuất hiện ở
người khác, phá vỡ cân bằng trong hiện trạng nhận thức của người học.
Người học có trở thành chủ thể trong hoạt ñộng nhận thức, trong sự hình thành khái niệm hay không là tuỳ thuộc ở bước này.
Bước 2. Tổ chức cho người học hành ñộng
Người thầy giáo tổ chức cho người học hành ñộng nhằm phát hiện những dấu hiệu, những thuộc tính cũng như mối liên hệ giữa các dấu hiệu và các thuộc tính ñó, qua ñó phanh phui logic của khái niệm ra ngoài ñể người học có thể cảm nhận ñược. Người thầy giáo có thể
tổ chức cho người học hành ñộng vật chất như tháo lắp, sắp xếp, làm thí nghiệm, quan sát... hoặc bằng lời nói, câu hỏi khêu gợi, kích thích làm sống lại những biểu tượng, kinh nghiệm sống trước ñó của người học.
Người thầy giáo, bằng các biện pháp khác nhau cần dẫn dắt người học vạch ra ñược những nét bản chất của khái niệm và làm cho người học ý thức ñược những dấu hiệu bản chất
ñó. Tính chính xác trong lĩnh hội khái niệm, chất lượng học tập của người học phụ thuộc chính vào khâu này.
Chú ý khi thực hiện người thầy giáo cần phải dựa vào các ñối tượng ñiển hình ñể phân tích và trên cơ sởñó ñối chiếu với các ñối tượng khác. Người thầy giáo cần dẫn dắt người học tự mình suy nghĩñể vạch ra những nét bản chất và phân biệt chúng với những nét không bản chất. Người thầy giáo phải biết phối hợp làm biến thiên những dấu hiệu không bản chất của khái niệm và giữ không ñổi những dấu hiệu bản chất. Cần ñiều khiển tính tích cực của người học ñể tìm kiếm, lựa chọn bản chất logic của khái niệm thông qua các hành ñộng biến ñổi, phân tích, so sánh... Người thầy giáo còn phải giúp người học làm quen với một số dạng ñặc biệt và xa lạ của khái niệm bên cạnh dạng ñiển hình và quen thuộc.
Bước 4. Hướng dẫn cho người học ñinh nghĩa khái niệm
Khi người học ñã nắm ñược bản chất logic của khái niệm, người thầy giáo cần giúp người học ñưa những dấu hiệu bản chất ñó và logic của chúng vào ñịnh nghĩa.
Bước 5. Hệ thống hoá khái niệm
Hệ thống hoá khái niệm là ñưa khái niệm mới hình thành vào hệ thống khái niệm ñã học ñược trước ñó. ðiều này giúp cho việc ñịnh vị khái niệm trở nên dễ dàng hơn. Nếu người học phải hình thành một khái niệm mới trong một hệ thống khái niệm chưa quen thuộc thì sẽ
gặp rất nhiều khó khăn.
Người thầy giáo có thể hệ thống hoá hoặc hướng dẫn ñể người học sinh tự hệ thống hoá thì khái niệm mới sẽ trở nên càng vững chắc, “nó trở thành một khâu trong sợi dây chuyền kinh nghiệm của cá nhân” (Xêtrênốp).
Bước 6.Luyện tập vận dụng khái niệm
ðây là một bước quan trọng, việc vận dụng khái niệm vào thực tế sẽ làm cho quá trình nắm khái niệm trở nên sinh ñộng và sáng tạo hơn, giúp cho người học hình thành cách xem xét sự vật, hiện tượng mà khái niệm ñó phản ánh trong những ñiều kiện tồn tại cụ thể của sự
vật, hiện tượng, trong sự biến ñổi và phát triển của nó.
Các bước 1,2,3,4,5 là giai ñoạn chiếm lĩnh cái tổng quát của khái niệm ñược thực hiện qua các hành ñộng học tập như phân tích, mô hình hoá; bước 6 là giai ñoạn chuyển cái tổng quát vào các trường hợp cụ thể, tức là thực hiện hành ñộng cụ thể hoá. Các bước trên ñảm bảo một cách căn bản quá trình hình thành khái niệm cho người học. Thực hiện tốt các bước trên sẽñảm bảo tính ñầy ñủ và tính mềm dẻo của khái niệm, tăng tốc ñộ lĩnh hội khái niệm, ñảm bảo việc vận dụng khái niệm một cách ñúng ñắn. Muốn làm tốt các bước trên, ñòi hỏi người thầy giáo phải vừa nắm vững kiến thức khoa học của chuyên ngành, vừa nắm vững kiến thức khoa học giáo dục, chính tổ hợp hai yếu tố này tạo nên năng lực của người giáo viên.