Tâm lý học lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Trang 32)

2.2.1. Nhng yếu tố ảnh hưởng ñến s hình thành và phát trin tâm lý ca la tui hc sinh trung hc cơ s

a. Khái nim tui thiếu niên

* Khái niệm

Khi bàn về lứa tuổi thiếu niên, các tác giả phương tây cho rằng: Tuổi thiếu niên là lứa tuổi “vô chính phủ”, là lứa tuổi chống ñối lại giáo dục, là tuổi ñiên loạn, tuổi thô bạo.

Tâm lý học Macxit cho rằng: Tuổi thiếu niên là lứa tuổi quá ñộ từ nhi ñồng sang thanh niên. Lứa tuổi này bao gồm những em từ 11,12 tuổi ñến 14,15 tuổi, ñang theo học từ lớp 6

ñến lớp 9 trường trung học cơ sở. ðây là thời kỳ phức tạp, gay go, có nhiều ñột biến và có thể

dẫn ñến sự khủng hoảng tâm lý. Cũng giống như các lứa tuổi khác, tuổi thiếu niên có một vị

trí quan trọng trong các thời kỳ phát triển của trẻ em.Vị trí này ñược phản ánh bằng nhiều tên gọi khác nhau: “thời kỳ quá ñộ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”. Những tên gọi ñó ñã nói lên tính phức tạp và quan trọng của những quá trình phát triển diễn ra trong lứa tuổi này, có liên quan với sự chuyển tiếp từ giai ñoạn này sang giai ñoạn khác của cuộc sống. Lứa tuổi thiếu niên không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. ðây là lứa tuổi có nhiều biến ñổi sâu sắc về thể chất, thân thể các em bắt ñầu phát triển mạnh mẽ nên thiếu niên có một vóc dáng khác so với lứa tuổi trước, sức mạnh gia tăng, hình dáng rõ nét hơn. Tính cách của các em trở nên kém ổn ñịnh, các thói quen trẻ con mất dần, các em muốn mở rộng mối quan hệ, ñặc biệt muốn mở rộng chân trời cuộc sống mà trước ñây vẫn chỉ giới hạn trong nhà trường và gia ñình.Tính mộng mơ và các suy tư về tương lai ñã bắt ñầu phát triển, có lúc trở ngại ñến hoạt ñộng học tập của chính các em.

* Ý nghĩa:

Sự chuyển giai ñoạn từ tuổi nhi ñồng sang tuổi thiếu niên ñã tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt ñặc thù về mọi mặt ở thời kỳ này. Các em phát triển mạnh mẽ và thiếu cân ñối về các mặt tâm lý, trí tuệ, ñạo ñức và cả cơ thể. Và chính sự chuyển tiếp giai ñoạn ñó ñã làm xuất hiện những yếu tố mới của sự trưởng thành ở các em do kết quả của sự biến ñổi cơ thể, của sự tự ý thức, của các kiểu quan hệ với người lớn, với bạn bè, của hoạt ñộng học tập và hoạt ñộng xã hội.

Yếu tố mới, yếu tốñầu tiên của sự trưởng thành ở lứa tuổi này là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em nhằm lĩnh hội những chuẩn mực ñạo ñức và giá trị xã hội, nhằm xây dựng quan hệ thoả ñáng với người lớn và bạn bè, nhằm thay ñổi bản thân theo những ý ñịnh và mục ñích riêng một cách ñộc lập.

Sự phát triển tâm lý, quá trình hình thành những yếu tố mới diễn ra không ñồng ñều về

mọi mặt trong mỗi thiếu niên và giữa các thiếu niên do hoàn cảnh sống, do hoạt ñộng của các em khác nhau. Hoàn cảnh sống và hoạt ñộng của các em trong giai ñoạn này bao hàm hai mặt. Một mặt bao hàm những yếu tố cơ bản của hoàn cảnh kìm hãmsự phát triển tính người lớn: phần lớn các em chỉ tập trung vào việc học tập, nhiều bậc cha mẹ không cho trẻ hoạt ñộng, làm những công việc gia ñình và xã hội. Mặt khác lại bao hàm những yếu tố hoàn cảnh thúc

ñẩy sự phát triển tính người lớn: nguồn thông tin phong phú, sự gia tăng về thể chất, về sự

phát dục, nhiều gia ñình cha mẹ quá bận, gia ñình khó khăn ñòi hỏi trẻ phải lao ñộng nhiều ñể

sinh sống. Những yếu tố hoàn cảnh này là những yếu tốñưa thiếu niên có tính ñộc lập tự chủ, thúc ñẩy các em sớm có những nét tính cách của người lớn, ñồng thời thúc ñẩy tính tích cực xã hội của bản thân mỗi em.

Thực tế cho thấy các em ởñiều kiện sống khiêm nhường hoặc khó khăn nhanh chóng chuyển từ thơấu sang trạng thái người lớn cả về thể xác lẫn tâm hồn và ñạt ñược sự trưởng thành lúc 16,17 tuổi. Ngược lại, một số em có ñiều kiện sống tốt thì vẫn ở chậm lại trong trạng thái tuổi thiếu niên và ñến 22, 25 vẫn chưa thành người lớn ñích thực.

Tóm lại, sự khác nhau trong hoàn cảnh sống và hoạt ñộng của thiếu niên ñã quyết ñịnh những biểu hiện và những khác biệt trong sự phát triển khía cạnh này hay khía cạnh khác của tính người lớn ở các em. Do ñó sự phát triển tính người lớn ở thiếu niên diễn ra khác nhau làm hình thành những giá trị sống có nội dung khác nhau. Và ở thời kỳ này thì những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan ñiểm xã hội và ñạo ñức của nhân cách ở thiêú niên ñược hình thành và phát triển.

b. ðặc ñim cơ th

Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra quá trình cải tổ hình thái sinh lý một cách mạnh mẽ nhưng không cân ñối và không ñồng ñều.

Về tầm vóc: Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có sự nhảy vọt về tầm vóc, sự phát triển cơ

thể của các em diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ. Trung bình mỗi năm các em cao thêm từ 5 hoặc 6 cm. Các em gái trong những năm 13,14 tuổi thường cao nhanh hơn các em trai cùng trang lứa nhưng ñến 18, 20 tuổi thì sự phát triển chiều cao của các em dừng lại trong khi ñó các em trai vẫn tiếp tục phát triển ñến 24, 25 tuổi.Trọng lượng cơ thể các em tăng lên từ 2 ñến 4 kg mỗi năm. Vì vậy tuổi thiếu niên ñược ví là “tuổi của quần áo quá ngắn”. Sự tăng chiều dài trong lứa tuổi này ñạt khoảng từ 15 ñến 20 cm nhưng ñôi lúc sự gia tăng này lại xảy ra bất ngờ và nhanh chóng. Chẳng hạn ở vào một vài thời kỳ của tuổi thiếu niên, chân và tay của các em trai dài ra 8 ñến 10cm còn ở các em gái dài ra 5 ñến 8cm. Cuối tuổi thiếu niên, cơ thể của các em xấp xỉ ñạt tỉ lệ ñặc trưng của người lớn. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, sự tăng trưởng không tuyệt ñối ñều nhau, nó thường xảy ra theo từng ñợt và nhịp ñộ của nó có liên hệ với tâm trạng cá thể và ñiều kiện cuả môi trường bên ngoài: mùa hè thiếu niên tăng trưởng nhiều hơn, mạnh mẽ hơn so vớí mùa ñông.

Hệ xương: Xương tay chân của thiếu niên phát triển rất nhanh. Sự tăng trưởng ñôi lúc rất nhanh ở vùng nối tiếp mà ởñó da khó khăn lắm mới ñạt ñược nhịp ñộ tăng trưởng ấy. Vì vậy ởñầu gối thường xảy ra các sự giãn nở làm thành các dải nằm ngang của da gọi là “vết rạn tăng trưởng”. Trong khi xương tay chân phát triển nhanh chóng, sức mạnh của bắp thịt ñã vượt quá khả năng tổ chức ñộng tác thì xương ngón tay và ngón chân lại phát triển chậm, không ñều nên thiếu niên cao, gầy, thiếu cân ñối, tay chân thường lóng ngóng, vụng về. Vì vậy người ta thường gọi tuổi này là tuổi “ñứng vỡ nồi, ngồi vỡ vung”. Chính ñiều ñó ñã gây tâm lý khó chịu cho các em vì các em ñã ý thức ñược sự vụng về và lóng ngóng của mình nên thường tìm mọi cách ñể che dấu ñiều này. Xương sống và xương tứ chi phát triển mạnh nhưng xương lồng ngực phát triển chậm hơn nên trông các em thường không cân ñối. Xương

ñầu của các em tăng ít, do ñó mũ là trang phục ñộc nhất mà thiếu niên có thể dùng từ năm này qua năm khác. Nhìn chung hệ xương của thiếu niên vững chắc hơn so với học sinh cấp một, tuy nhiên xương sống, xương lồng ngực, xương chậu và xương tay chân của các em vẫn chưa

ñược cốt hoá hoàn toàn nên có thể bị biến dạng, vì vậy cần tránh tư thế không ñúng khi ngồi ở

bàn, tránh các vận ñộng quá mạnh trong các bài thể dục, trong các trò chơi thể thao và không nên ñể thiếu niên lao ñộng quá sức.

Hệ cơ: Hệ cơ của thiếu niên ñang trong giai ñoạn phát triển nên các em có sức chịu

ñựng khá lâu, năng lực hoạt ñộng thể lực ñược nâng cao. Hệ cơ của các em trai diễn ra theo kiểu ñàn ông, còn sự phát triển các mô mềm ở các em gái thì diễn ra theo kiểu ñàn bà, ñiều ñó làm cho ñại biểu của mỗi giới có những nét phù hợp với nam tính hoặc nữ tính. Ở cuối tuổi thiếu niên, khối lượng cơ và lực cơ của các em phát triển rất mạnh mẽ, ñặc biệt là ở các em trai nên các em có thể làm ñược những công việc như người lớn. Tuy nhiên, bắp thịt của thiếu niên chóng mệt hơn người lớn và chưa thể chịu ñựng ñược những căng thẳng kéo dài nên chúng ta cần phải tính ñến ñiều ñó khi thiếu niên tham gia vào hoạt ñộng thể thao và lao ñộng chân tay.

Hệ tim mạch: Ở giai ñoạn này, hệ tim mạch của thiếu niên phát triển không cân ñối: tim của các em to nhanh gần gấp ñôi so với lứa tuổi trước và hoạt ñộng mạnh mẽ hơn. So với mạch máu thì tim phát triển nhanh hơn, do ñó gây nên sự mất cân bằng và thường xuyên gây ra các rối loạn trong hoạt ñộng tim mạch, rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim ñập nhanh, trống ngực ñập mạnh và có hiện tượng thiếu máu từng bộ phận trên vỏ não. Chính ñiều ñó ñã khiến cho thiếu niên hay nhức ñầu, chóng mặt, huyết áp tăng cao, dễ bị kích

ñộng, dễ có tâm trạng thất thường và thường mệt mỏi khi làm việc.

Tuyến nội tiết: Tuyến nội tiết của thiếu niên bắt ñầu hoạt ñộng mạnh, ñặc biệt là tuyến giáp trạng và tuyến sinh dục nên ñã dẫn ñến sự rối loạn của hoạt ñộng thần kinh. Vì vậy các em dễ bực tức, nổi khùng, có những phản ứng gay gắt, vô cớ, những hành vi bất thường và những cơn xúc ñộng mạnh. Và khi các cơ quan nội tiết có sự cải tổ cùng với mối tương quan của hệ thần kinh thì lại gây ra tính mất cân bằng chung, tính dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, tính hiếu ñộng, tính uể oải và thờơ có tính chu kỳ ở tuổi thiếu niên. Vì vậy khi các em làm việc quá sức về trí tuệ hoặc tay chân, sự căng thẳng thần kinh kéo dài, sự xúc ñộng và những thể nghiệm cảm xúc tiêu cực như sự hãi, tức giận, xấu hổ, bị xỉ nhục có thể là nguyên nhân dẫn ñến sự rối loạn tuyến nội tiết và rối loạn chức năng của hệ thần kinh.

Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này, hệ thần kinh của thiếu niên ñang tiếp tục phát triển và hoàn thiện. Trọng lượng não của các em bằng trọng lượng não của người lớn. Sự hình thành những vùng chuyên biệt, ñặc biệt ở thuỳ trán, một phần của thuỳ thái dương và thuỳñỉnh diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Số lượng dây thần kinh liên hợp tăng ñột ngột liên kết các phần khác nhau của vỏ não lại làm thành một hệ thống thống nhất. Tuy nhiên hệ thần kinh của thiếu niên chưa có khả năng chịu ñựng ñược những kích thích mạnh, kéo dài, ñơn ñiệu nên các em hay bịức chế hoặc bị kích ñộng mạnh. Vì vậy sự phong phú của các ấn tượng, những chấn ñộng thần kinh, sự chờñợi lâu dài những yếu tố gây xúc ñộng ñều có thể tác ñộng mạnh mẽñến lứa tuổi này và có thể làm cho một số em trở nên thờơ, lơñễnh, tản mạn; một số khác thì có những hành vi xấu không ñúng với bản chất của các em. Sở dĩ những trạng thái này diễn ra ở lứa tuổi thiếu niên là do hoạt ñộng phản xạức chế trong thời kỳ này của các em không ổn ñịnh. Có lúc quá trình hưng phấn mạnh hơn ức chế nên thiếu niên không làm chủ ñược bản thân, không kiềm chếñược những hành ñộng sai trái của mình.

Hiện tượng phát dục : Hiện tượng phát dục là yếu tố quan trọng trong sự phát triển thể

chất của lứa tuổi thiếu niên và gây nhiều ảnh hưởng ñến tâm lý của các em. Hiện tượng này xuất hiện khi các em nữ 13,14 tuổi, các em nam 15,16 tuổi. Biểu hiện của nó là bộ phận sinh dục phát triển nhanh chóng vềñộ lớn, ñặc ñiểm giới tính bộc lộ rõ nét và tuyến sinh dục bắt

ñầu hoạt ñộng. Trong giai ñoạn này ngực, lông ở nách, ở bộ phận sinh dục của các em gái bắt

ñầu phát triển, các em bắt ñầu thấy xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt. Còn ở các em nam, ngực bắt ñầu nở nang, những dấu hiệu phụ của bộ phận sinh dục phát triển, ñồng thời các em cũng thấy xuất hiện hiện tượng xuất tinh báo hiệu sự chín muồi của quá trình phát dục. Tuy nhiên thời kỳ phát dục sớm hay muộn phụ thuộc vào yếu tố dân tộc, yếu tố khí hậu (miền nam sớm hơn miền bắc) và vào chếñộ sinh hoạt của cá nhân, sức khoẻ, bệnh tật, chếñộăn uống, lao ñộng, nghỉ ngơi, ñời sống tinh thần của các em. Hiện nay, do ñiều kiện xã hội có nhiều thay ñổi nên sự gia tốc phát triển về thể chất và phát dục của lứa tuổi này ngày càng tăng.

Ở giai ñoạn phát dục, lứa tuổi này không chỉ xuất hiện các dấu hiệu sinh dục phụ mà còn có cả tình dục do có hooc môn tiết ra. Bản thân các em cũng nhận thấy có những biến ñổi này trong cơ thể và nhận thức ñược rằng ñó là những báo hiệu mình ñã bước vào một thời kỳ

mới, mình ñã gần ñạt ñến trạng thái của người lớn.

Do có những yếu tố mới về mặt sinh lý, có cảm giác mới về sự trưởng thành của bản thân nên các em bắt ñầu quan tâm, bắt ñầu ñể ý ñến các bạn khác giới. Trong quan hệ với các bạn khác giới, thiếu niên không còn hồn nhiên, vô tư như khi còn nhỏ vì các em cảm thấy có

cái gì ñó khác với các bạn, thấy xuất hiện rung cảm, xúc cảm giới tính mới lạ như những hứng thú về giới tính, sự tò mò về quan hệ nam nữ.

Ở lứa tuổi này không có sự cân ñối giữa phát dục, giữa bản năng tương ứng, những sự

ham muốn ñầy màu sắc tình dục với mức ñộ trưởng thành về mặt xã hội và tâm lý. Nhiều khó khăn trở ngại ởñộ tuổi này chính là ở chỗ các em chưa biết nhìn nhận, chưa biết ñánh giá, chưa biết kiểm tra tình cảm và hành vi của mình cũng như chưa biết xây dựng mối quan hệ ñúng ñắn với các bạn khác giới. Do ñó, các nhà giáo dục cần giúp ñỡ các em một cách khéo

Một phần của tài liệu giáo trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)