Phản ứng dây chuyền và lưu đồ cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ HẬU HIỆN ĐẠI ppt (Trang 27 - 28)

III. Lý thuyết quản trị hậu hiện đạ i W.Edwards Deming và hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (1980)

2.2.Phản ứng dây chuyền và lưu đồ cải tiến chất lượng

2. Tất yếu và tự do trong quản lý con người 1 Thí nghiệm xâu chuỗi hạt đỏ

2.2.Phản ứng dây chuyền và lưu đồ cải tiến chất lượng

Triết lý này được xem như một cuộc cách mạng ở Nhật Bản. Đó là giảm chi

phí thông qua cải tiến chất lượng chứ không phải thông qua việc cắt giảm chi phí cho con người (Phản ứng dây chuyền của W. E. Deming).

Cải tiến chất lượng

Giá phí giảm do ít phải tái chế, ít sai lỗi, ít chậm chễ, trở ngại, sử dụng nguyên vật liệu, thời gian chạy máy tốt hơn

Cải tiến năng suất Chiếm được thị trường bằng việc hạ giá và chất lượng tốt hơn Duy trì được việc kinh doanh

Tạo công việc nhiều hơn

Theo Phản ứng dây chuyền này, cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm chi phí sẽ giảm do ít phải tái chế, ít sai lỗi, ít chậm chễ, ít trở ngại. Hiệu suất sử dụng nguyên vật liệu và thiết bị cao hơn. Hệ quả là năng suất tăng, chiếm được thị phần do giá rẻ, chất lượng tốt. Qua đó, các nhà quản lý duy trì được công việc kinh doanh và tạo việc làm nhiều hơn. Đó là triết lý mà người Nhật bản học và áp dụng nhưng, theo W.E. Deming, người Mỹ thậm chí không biết hay rất ít để ý đến. Họ

Theo W. E. Deming, chất lượng không phải là một từ “rỗng tuếch. Chất lượng gắn liền với khách hàng và nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, trước hết các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ phải hiểu khách hàng của mình, họ là ai và họ cần gì? Rồi đến lượt mình, các nhà sản xuất cũng là một khách hàng (của nhà cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị, v.v..) và với tính cách là khách hàng, các nhà sản xuất cũng cần thể hiện rõ nhu cầu của mình về nguyên vật liệu, thiết bị. Như vậy để có chất lượng, chỉ việc cố gắng của công nhân là không đủ. Gắng hết sức mình làm những mục tiêu chồng chéo thì sự nỗ lực đó không có tác dụng, không làm cho “chiếc bánh to hơn”. Mà điều quan trọng trước tiên là phải biết mình cần và nên làm gì rồi sau đó mới cố gắng làm hết sức. Các nhà quản lý hàng đầu ở Nhật Bản đã dựa vào lưu đồ của W. E. Deming để thấy công việc cần và nên làm của họ. Ngoài việc kiểm tra quá trình sản xuất, lắp ráp; máy móc, thiết bị; phương pháp và chi phí như thường lệ; các nhà quản lý phải kiểm tra nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào (A, B, C, D, v.v..). Hơn nữa, họ cần phải cải tiến và không ngừng nâng cao nhu cầu về nguyên vật liệu và thiết bị đầu vào. Giá thấp không phải là tiêu chí duy nhất và quan trọng của một hợp đồng cung ứng. Mức độ thỏa mãn nhu cầu của mình với tính cách là khách hàng của các nhà cung ứng là tiêu chuẩn quan trọng. Các nhà quản lý cũng phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của người tiêu thụ (khách hàng của mình). Hơn nữa, các nhà quản lý phải hướng dẫn khách hàng, nói cho họ biết họ sẽ cần gì trong tương lai và làm cho họ sẵn sàng đón nhận điều đó. Nghiên cứu người tiêu thụ để thiết kế và thiết kế lại hàng hóa, dịch vụ. Từ đó, các nhà sản xuất sẽ thiết kế và thiết kế lại dây chuyền sản xuất, lắp ráp và có nhu cầu khác về nguyên vật liệu, thiết bị, v.v.. Và cứ như thế, theo lưu đồ này, các nhà quản lý có được quá trình cải tiến chất lượng không ngừng. Tuy nhiên, W. E. Deming vẫn khẳng định lưu đồ của ông sẽ cho mọi người ý tưởng về điều phải làm nhưng, nó chỉ là khởi đầu.

Một phần của tài liệu HỌC THUYẾT QUẢN TRỊ HẬU HIỆN ĐẠI ppt (Trang 27 - 28)