Tình hình nguồn hàng dứa xuất khẩu của Tổng công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của tổng công ty rau quả việt nam (Trang 30 - 32)

II. THỤC TRẠNG HOẠTĐỘNG XUẤT KHẤU SẢN PHẨM DỨA CỦA TỐNG CÔNG TY RAU QUẢ NÔNG SẢN VIỆT NAM.

3.Tình hình nguồn hàng dứa xuất khẩu của Tổng công ty.

Nguồn hàng sản phẩm dứa cho xuất khẩu của Tổng công ty là do các đơn vị Trong những năm qua Tống công ty đã tích cực đầu tư vào công tác giống: Đưa giống có dứa Cayen có năng suất cao, chất lượng phù hợp với yêu cầu thị trường thay thế dần giống dứa Ọueen. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, với quyết tâm cao của các đơn vị, diện tích và sản lượng dứa đã không ngừng tăng lên qua các năm đáp ứng nhu cầu chế biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Bảng 7: Diện tích và sản lượng dứa của Tống công ty qua các năm

Nguồn: Bảo cáo kết quả sản xuất kinh doanh sản xuất kinh doanh của Tông công ty Rau quá các năm 2002-2005.

Năm 2003 diện tích trồng dứa bàng 102% so với thực hiện của năm 2002. Trong đó diện tích dứa Cayen tăng 62% so với năm 2002. Đen năm 2004 diện tích trồng dứa của Tổng công ty tăng 17% so với năm 2003. Do thị trường xuất khẩu sản phẩm dứa có nhiều biến động nên diện tích trồng dứa năm 2005 của Tổng công ty bàng 100% so với 2004

Đen cuối năm 2006, cả nước có 15 nhà máy chế biến hoa quả xuất khẩu, trong đó có 9 dây chuyền chế biến dứa hộp với tổng công suất 42.000 tấn/năm và 6 dây chuyền đông lạnh, công suất 20 nghìn tấn/năm.

Bảng 8: Các cơ sở chế biến hoa quả và dứa trong cả nước 2006

Nguồn: Bộ NN&PTNT.

Neu các nhà máy chế biến dứa đi vào hoạt động đầy đủ với công suất thiết kế thì cần từ 550- 600 ngàn tấn dứa nguyên liệu. Trong khi đó, sản lượng dứa của Việt Nam cũng chỉ xấp xỉ 300 ngàn tấn. Chính vì vậy hiệ nay hầu hết các nhà máy đều thiếu nguyên liệu trầm trọng. Nhà máy Đồng Giao có một dây chuyền nước dứa cô đặc 5000 tấn sản phẩm/năm cần 50.000 tấn nguyên liệu và một dây chuyền đồ hộp công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm cần 30.000 tấn dứa nguyên liệu nhưng hiện nguyên liệu chỉ đáp ứng được khoảng 50-60% công suất.

Theo khảo sát, hiện nay trung bình các nhà máy chỉ đảm bảo khoảng 30% công suất. Một số nhà máy, một mặt vì thiếu nguyên liệu, cộng với thiếu vốn để thu mua dứa tươi từ trong dân nên công suất hoạt động chỉ được trên 10%. Trong

USD/tấn, dứa đông lạnh (IQF) tù’ 700-710USD/ tấn nhưng chúng ta thiếu sản phẩm để xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hiện nay lượng cung ứng nguyên liệu không đồng đều, công suất nhà máy thấp nên các công ty xuất khẩu không thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn. Khảo sát tại Đồng Giao cho thấy, có nhiều khách hàng tù’ Mỹ đặt hàng với khối lượng rất lớn, 1.000 tấn nhưng công ty không thể đáp ứng toàn bộ được. Điều này, cho thấy vai trò quản lý của Tổng công ty là rất quan trọng, nhất là việc phối hợp các đơn vị trong công tác xuất khẩu. Thị trường là khâu rất quan trọng, việc khai thác, chiếm lĩnh thị trường mới và duy trì thị trường hiện tại có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của bất kỳ ngành nào. Bài học từ khủng hoảng hàng loạt các thị trường nông sản thế giới như cà phê, cao su, ca cao là những bằng chứng rất cụ thể. Hơn thế nữa, ngay đối với sản xuất và công nghiệp chế biến dứa của Việt Nam sau những năm đầu thập kỷ 90. Khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chúng ta mất hàng loạt thị trường. Chính vi thế, lượng dứa chế biến trong một số năm qua có xu hướng giảm sút.

Một trong những vấn đề tiếp theo liên quan đến công tác phát triển vùng nguyên liệu của một số nhà máy của Tổng công ty là việc quy hoạch phát triển các nhà máy. Hiện nay, dứa nguyên liệu còn thiếu trầm trọng, vì vậy không nên phát triển thêm các nhà máy mà nên tập trung vùng nguyên liệu vào các vùng hiện tại, tránh tăng tình trạng thiếu nguyên liệu, đồng thời giảm sự “tranh mua, tranh bán”. Như trường hợp của công ty xuất khẩu Đồng Giao phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền làm các “barrie ngăn vận chuyển dứa ra khỏi vùng”. Nguyên nhân chính là do, các hộ nông dân dù đã ký hợp đồng tiêu thụ với công ty nhưng thấy giá bên ngoài cao hơn nên bán cho những người thu gom, nhà máy khác lấy chênh lệch giá cao hơn.

Hầu hết các nhà máy, khi thiếu nguyên liệu thì đều cố gắng thu mua, phát triển và mở rộng các vùng nguyên liệu của mình. Để tăng lượng nguyên liệu chế biến, ngoài vùng nguyên liệu trong vùng Công ty xuất khẩu Đồng Giao đã mỏ’

rộng việc phát triển nguyên liệu sang các vùng Thanh Hóa và Hoà Bình. Công ty cung cấp chồi giống, đầu tư phân bón, vốn cho các hộ ở vùng nguyên liệu mới. Tuy nhiên do công tác quy hoạch phát triển nhà máy, sau một thời gian các vùng trên có những nhà máy mới và Công ty lại bị mất vùng nguyên liệu. Đây là vấn đề rất quan trọng trong công tác quy hoạch và xây dựng nhà máy và cần tránh xa vết xe đổ của “ cơn sốt mía đường”. Chính vì vậy, bên cạnh hướng chủ yếu giải quyết nguyên liệu là đi vào thâm canh sản xuất, tăng tỉ lệ diện tích trồng dứa Cayen năng suất cao ở các vùng dứa hàng hoá tập trung thì Tổng công ty không nên xây dựng mới các nhà máy chế biến dứa, cần đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hoá chủng loại cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng chế biến từ dứa và các hoa quả khác nữa (để tăng công suất hoạt động dây chuyền chế biến, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm dứa của tổng công ty rau quả việt nam (Trang 30 - 32)