Huy động vốn ngoại tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh chợ lớn (Trang 36 - 38)

- Tài trợ thương mại và bảo lãnh: Mối quan hệ hợp tác OCB – IFC được

c.Huy động vốn ngoại tệ

Nguồn vốn ngoại tệ OCB Chi nhánh Chợ Lớn thực hiện huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức trên nền tảng các sản phẩm huy động do OCB quy định trong từng thời kỳ. Toàn bộ nguồn tiền gửi này sẽ được chuyển về quản lý thống nhất và tập trung tại Trụ sở chính của OCB theo dự án hiện đại hóa TA2 mà Ngân hàng thế giới WB đã và đang hỗ trợ các NHTM quốc doanh Việt nam.

Hiện tại, các hình thức huy động vốn tại OCB chi nhánh Chợ Lớn thực hiện dưới một số loại tiền tệ chủ yếu là VND, EUR, USD, còn một số đồng tiền khác như AUD, JPY, CHF, HKD, CAD… Chi nhánh thực hiện huy động qua các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang 35 Lớp: 12HTC01

Trong các năm từ 2010 đến 2012, nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã được duy trì ổn định và tăng trưởng qua các năm, điều này được thể hiện qua các số liệu sau về hoạt động huy động vốn bằng ngoại tệ của Chi nhánh.

Sơ đồ 2.3-Tình hình huy động vốn USD tại OCB Chợ Lớn

Tình hình huy động đồng đô la Mỹ (USD) của Chi nhánh trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng nhưng không đều, năm 2011 tổng nguồn vốn của đơn vị đã đạt 26,67 triệu USD, giảm 0,85 triệu USD so với năm 2012, tương đương 3,1%. Bước sang năm 2012, do ảnh hưởng biến động tỷ giá trong nước, NHNN Việt Nam đã tăng biên độ tỷ giá từ 3% lên 5% và tăng tỷ giá liên ngân hàng của đồng USD và rồi sau đó tiếp tục tăng tỷ giá liên ngân hàng từ 17.034 VND/USD lên 17.961 VND/USD đồng thời giảm biên độ dao động tỷ giá từ 5% về 3%. Đây thực sự là một năm nhiều biến động, tuy nhiên, Chi nhánh vẫn huy động tăng thêm gần 2,4 triệu USD, tương đương 8,22%.

Nguồn vốn ngoại tệ được Chi nhánh huy động thông qua các sản phẩm chủ yếu như tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hối phiếu, nhận chi trả kiều hối. Các sản phẩm tiền gửi huy động ngoại tệ do OCB ban hành gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần về phương thức huy động, phương thức thanh toán, lãi suất huy động và các chính sách khuyến mãi. Hiện nay, do chức năng và nhiệm vụ chính trị của một NHTM quốc doanh là tiên phong thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành theo chỉ đạo của NHNN và các định hướng mục tiêu của

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang 36 Lớp: 12HTC01 27.527.337 26.672.829 29.061.720 0 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chính phủ, vì vậy, lãi suất huy động của OCB thường thấp hơn và ít cạnh tranh hơn so với các NHTM cổ phần, nên đã ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của OCB.

Sơ đồ 2.4- Tình hình huy động EUR của OCB Chợ Lớn

EUR Là một trong hai loại ngoại tệ được Chi nhánh huy động với số dư cao nhất, tuy nhiên quy mô vốn huy động thấp hơn so với USD. Số dư huy động vốn EUR của Chi nhánh đạt 1,94 triệu EUR tăng 1% so với năm 2011 và tăng 74% so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến quy mô huy động vốn EUR thấp hơn so với USD, do thói quen chọn tích trữ đồng USD của người dân và các hợp đồng giao dịch thương mại xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chủ yếu dưới dạng đồng USD.

Hiện tại, nền vốn ngoại tệ của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua có sự chênh lệch lớn giữa các kỳ hạn, chủ yếu được huy động kỳ hạn dưới 12 tháng, được thể hiện qua số liệu sau:

Kỳ hạn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

USD EUR USD EUR USD EUR

Kỳ hạn <12 tháng 61% 92% 90% 96% 97% 93%

Kỳ hạn >12 tháng 39% 8% 10% 4% 3% 7%

Tổng 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Bảng 2.3- Cơ cấu huy động vốn ngoại tệ theo kỳ hạn của OCB Chi nhánh Chợ Lớn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh chợ lớn (Trang 36 - 38)