Cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh chợ lớn (Trang 33 - 34)

- Tài trợ thương mại và bảo lãnh: Mối quan hệ hợp tác OCB – IFC được

2.3.1.Cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM

b. Mạng lưới: Tính đến tháng 20/10/2009, mạng lưới của OCB đã có mặt

2.3.1.Cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại các NHTM

Cơ sở pháp lý là những quy định pháp luật về nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc, quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể kinh tế xã hội được xác lập trong sự quản lý của Nhà nước. Hoạt động kinh doanh ngoại hối hay thị trường ngoại hối là lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, vì vậy việc đặt ra môi trường pháp lý để các thành viên trong đó có cả các NHTM tham gia thị trường là điều kiện quyết định sự tồn tại của thị trường.

Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại hối được triển khai dựa trên nền tảng các chế tài, quy định pháp luật sau:

Pháp lệnh Ngoại hối sè 28/2005 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hàn Pháp lệnh ngoại hối;

Quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006 của Thống đốc NHNN về việc Ban hành một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối;

Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/07/2008 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế Đại lý thu đổi ngoại tệ và văn bản hướng dẫn thi hành số 9699/NHNN-QLNH ngày 30/10/2008;

Quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004 của Thống đốc NHNN về giao dịch hối đoái của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Ngoài ra, còn có hệ thống các văn bản dưới luật, thông tư hướng dẫn. Theo đó, các NHTM Việt Nam được phép thực hiện một số hoạt động ngoại hối sau:

Mua, bán các loại ngoại tệ ở thị trường trong nước, thu đổi và đặt bàn đổi ngoại tệ;

Nhận tiền gửi và tiết kiệm bằng ngoại tệ của khách hàng; Cho vay các tổ chức trong nước và nước ngoài;

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang 32 Lớp: 12HTC01

Thực hiện dịch vô thanh toán ngân quỹ bằng ngoại tệ nh mở tài khoản trong nước bằng ngoại tệ cho khách hàng, thanh toán trong nước bằng ngoại tệ, thực hiện dịch vụ thu phát ngoại tệ;

Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư bằng ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài;

Bảo lãnh cho các khoản vay trong nước và nước ngoài bằng ngoại tệ; Phát hành hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;

Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;

Mua bán hoặc làm đại lý mua bán các chứng khoán bằng ngoại tệ; Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;

Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế;

Mua bán loại ngoại tệ ở thị trường nước ngoài;

Kinh doanh vàng tiêu chuẩn quốc tế ở thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

Như vậy, hoạt động kinh doanh ngoại hối không chỉ đơn thuần là hoạt động mua, bán ngoại hối mà còn bao gồm các hoạt động liên quan trực tiếp đến các nghiệp vụ cơ bản cuả NHTM. Việc đề cập đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của một NHTM là một vấn đề phức tạp. Hơn nữa, không phải tất cả các NHTM tại Việt Nam đều đã thực hiện tất cả hoạt động nói trên, do vậy khi nghiên cứu thực trạng kinh doanh ngoại hối tác giả sẽ tập trung vào những hoạt động chủ yếu như kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ.

2.3.2. Thực trạng kinh doanh ngoại hối tại OCB Chi nhánh Chợ Lớn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh chợ lớn (Trang 33 - 34)