Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Phương Đông

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh chợ lớn (Trang 27 - 30)

- Tài trợ thương mại và bảo lãnh: Mối quan hệ hợp tác OCB – IFC được

2.1.2.Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Phương Đông

b. Mạng lưới: Tính đến tháng 20/10/2009, mạng lưới của OCB đã có mặt

2.1.2.Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Phương Đông

từng bước khẳng định được vị thế vững chắc của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam. Mặc dù trong năm 2008, thị trường tài chính có nhiều biến động, nhưng OCB vẫn là một trong những ngân hàng đảm bảo tính thanh khoản tốt trên thị trường và là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần rất tích cực thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát và cung ứng vốn cho phát triển sản xuất do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành. Với những thành quả trên, OCB đã trở thành 1 trong 5 Ngân hàng TMCP được vinh dự nhận bằng khen “Thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh”.

2.1.2. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngânhàng Phương Đông hàng Phương Đông

a. Những thành quả đạt được.

Ngân hàng Phương Đông (OCB) Chi nhánh Chợ Lớn chính thức đi vào hoạt động vào ngày 03/07/2006 tại địa chỉ 419 - 421 An Dương Vương, Q5,TP HCM. Với tổng tài sản ban đầu có nhiều hạn chế và được giao nhiệm vụ trọng tâm là tạo ra những giải pháp tối ưu đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và nhà đầu tư, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội thông qua việc xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tâm huyết, am hiểu nhu cầu của khách hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang 26 Lớp: 12HTC01

Ngay từ giai đoạn đầu mới thành lập Chi nhánh đã xác định được định hướng, mục tiêu là phát triển mô hình bán lẻ, hướng tới đối tượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là hướng đi phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Sau gần bảy năm đi vào hoạt động, Chi nhánh đã đạt được những hiệu quả và những thành tựu nhất định. Tuy là một chi nhánh trẻ trong hệ thống Ngân hàng Phương Đông, nhưng Chi nhánh Chợ Lớn đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012 thể hiện dưới một số chỉ tiêu sau:

Đơnvị: tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Tổng tài sản 12.686 19.690 25.424 27.424

2 Huy động vốn 10.046 15.236 20.306 22.400

3 Dư nợ tín dụng 10.216 11.585 13.846 17.389

4 Tỷ lệ nợ xấu 2,6% 2,05% 2,8% 2,8%

5 Lợi nhuận trước thuế 271 402 401 304

Bảng 2.1 - Một số chỉ tiêu hoạt động chính của OCB Chi nhánh Chợ Lớn

Tổng tài sản năm 2012 đạt 27.242 tỷ, tăng 7,9% so với năm 2011. Huy động vốn đạt 22.400 tỷ, tăng 10,3% so với 2011. Dư nợ tín dụng đạt 17.389 tỷ, tăng 15,2% so với 2011. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,8% (thấp hơn quy định của NHNN).

b. Những vấn đề tồn tại trong việc kinh doanh ngoại hối tại Chi nhánh.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối còn một số bất cập, chứ tối đa hóa được lợi nhuận từ nguồn này. Bên cạnh đó do tỷ giá của thị trường luôn biến động, việc mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do của các tổ chức, cá nhân ngày càng trở nên tự do, chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, chính sách thuế của Nhà nước... Các yếu tố trên đã

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang 27 Lớp: 12HTC01

làm cho hoạt động kinh doanh ngoại hối và lợi nhuận của Chi nhánh chưa cao.

c. Nguyên nhân tồn tại trong việc kinh doanh ngoại hối tại OCB-Chi nhánh Chợ Lớn

 Do sự biến động của tỷ giá hối đoái:

Sự biến động của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh. Khi ngân hàng bán USD cho khách hàng với một tỷ giá xác định nào đó nhưng đến khi thu lại số USD đã bán để đảm bảo vốn ngoại tệ thì tỷ giá biến động, giá mua lúc này cao hơn giá bán lúc trước dẫn đến ngân hàng chịu lỗ về tỷ giá.

 Sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước, các tổ chức tín dụng... về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt đông kinh doanh ngoại hối nói riêng ngày càng gay gắt.

Trong thời gian qua, một số ngân hàng nước ngoài đả cạnh tranh với Chi nhánh trong công tác xuất nhập khẩu, làm cho tỷ trọng xuất nhập khẩu giảm đáng kể. Ngoài ra, các ngân hàng TMCP, công ty kiều hối cũng cạnh tranh với Chi nhánh trong công tác thu kiều hối, làm cho hoạt động này của Chi nhánh bị giảm sút.

 Chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ:

Việc kiểm soát ngoại tệ lưu thông trên thị trường tự do không được chặt chẽ, ngoài ra còn có một số tổ chức cá nhân kinh doanh ngoại tệ không có giấy phép, họ thao túng thị trường do giá mua của họ luôn cao hơn giá bán của ngân hàng. Hơn nữa tại các cửa khẩu, ngoại tệ có thể được chuyển vào dễ dàng, các điểm du lịch, nhà hàng, khách sạn muốn thu bằng USD hơn. Vì vậy số lượng ngoại tệ lưu thông trên thị trường không thể kiểm soát được, Nhà nước chỉ kiểm soát được giá trên chuyển khoản của các ngân hàng chứ không nắm được nguồn USD trên thị trường, điều này cũng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại hối của Chi nhánh.

 Chính sách thuế của Nhà nước:

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang 28 Lớp: 12HTC01

Chính sách thuế có ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng. Mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh cũng như các đơn vị kinh doanh khác là lợi nhuận, từ đó có thể xảy ra hiện tượng đầu tư nhiều trong lĩnh vực này nhưng lại ít trong lĩnh vực khác, chẳng hạn tại Chi nhánh hoạt động kinh doanh phải nộp thuế với thuế suất 10%, trong khi một số hoạt động của ngân hàng có thuế suất thấp hơn, đặc biệt là hoạt động tín dụng hầu như không phải nộp thuế mặc dù hoạt động này là nguồn thu chính của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần phương đông chi nhánh chợ lớn (Trang 27 - 30)