- Tài trợ thương mại và bảo lãnh: Mối quan hệ hợp tác OCB – IFC được
a. Hoàn thiện các chính sách quản lý ngoại hố
Hiện tại, NHNN quản lý thị trường ngoại hối chính thức thông qua việc quy định tỷ giá niêm yết phải được niêm yết trong biên độ dao động ± 3% để đảm bảo thị trường vận hành theo đúng định hướng và chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, biện pháp hành chính này không thể hiện đúng cung, cầu trên thị trường, vì vậy, về cơ bản lâu dài kiến nghị NHNN dần dần đưa hoạt động của tỷ giá do cung, cầu thị trường quyết định và NHNN thể hiện vai trò kiểm soát gián tiếp thông qua công cụ lãi suất, dự trữ bắt buộc...
Trong thời gian gần đây, NHNN đã ban hành quy định số 26/2009/TT- NHNN ngày 30/12/2009 của NHNN Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ của một số Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước. Đây là hình thức kết hối ngoại tệ, để hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và biện pháp này sẽ phát huy tác dụng nhất định. Nhưng đây là biện pháp mang nặng tính hành chính và chỉ là giải pháp tình thế tam thời. Kiến nghị NHNN cần có lộ trình để đưa thị trường về đúng với quy luật cung cầu xoá bỏ sự kết hối, vừa đảm bảo tính tự chủ của doanh nghiệp, vừa khuyến khích họ sẵn sàng bán ngoại tệ lại cho ngân hàng.
Hiện nay, thị trường ngoại hối có sự chi phối của yếu tố tâm lý, yếu tố đầu cơ. Vì vậy kiến nghị Chính phủ và các Bộ ngành có liên quan cần có chính sách định hướng nhất quán, đặc biệt là phải có sự tương hỗ giữa chính sách tài khóa và
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Trang 55 Lớp: 12HTC01
chính sách tiền tệ, và các chính sách này phải có mục tiêu dài hạn hơn để định hướng thị trường vận hành ổn định, hạn chế những tác động tiêu cực thời điểm. Cần có những chính sách hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, khôi phục niềm tin của người dân vào Việt Nam Đồng như đảm bảo chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa VND và các loại ngoại tệ khác luôn có lợi cho người gửi VND.