Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên đậu đỏ tại thừa thiên huế (Trang 39 - 41)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.4.2.Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái của sâu

sâu hi

Phương pháp nuôi sâu: Ruồi đục lá Liriomyza sativae được nuôi trên giống đậu đỏ Vigna unguiculata subsp. Cylindrica (L.) Verdc. tại phòng thí nghiệm Côn trùng. Ba cây đậu được trồng trong chậu nhựa đường kính 9cm đặt vào khay nhựa, phía dưới có phủ cát, đặt khay nhựa trong lồng lưới kích thước 30 x 30 x 45cm. Theo dõi hoạt động sống của trưởng thành và sự phát dục của trứng và AT. Có nhộng thì ñể vào đĩa Petri (đường kính 9cm) có chứa đất ẩm và đặt trong tủ nuôi sâu. Khi trưởng thành vũ hóa sử dụng làm thí nghiệm tiếp theo.

Mô tả hình thái trưởng thành: Ruồi đục lá được thu từ vùng trồng đậu ở Thừa Thiên Huế đem về phóng thí nghiệm. Ruồi trưởng thành vũ hóa từ các lá hành bị hại được thu và bảo quản trong ethanol 70%. Hình thái của ruồi đục lá hành được mô tả theo Spencer (1973) và Shiao (2004).

Phân biệt tuổi AT: Sau khi thấy đường đục xuất hiện trên lá, tiến hành thu AT 12h/lần và cho vào lọ có ethanol 70%. Đo kích thước cơ thể, chiều dài đường đục. Theo dõi thời gian trứng nở hàng ngày. Sau khi trứng nở (đường đục xuất hiện), dùng bút dạ đánh dấu đường đục. Sử dụng các AT nở cùng một thời gian ñể xác định thời gian phát dục của AT. Theo dõi thời gian phát dục của chúng hàng ngày. Khi nhộng xuất hiện, thu chúng riêng rẽ trong đĩa Petri (đường kính 6cm) có đất ẩm. Theo dõi thời gian vũ hóa trưởng thành. Ngay sau khi vũ hóa, cho 2 trưởng thành đực và 1 trưởng thành cái vào 1 lồng nhựa (30x30x45cm) có cây đậu. Không cho ruồi ăn thêm, ghi nhận thời gian sống của trưởng thành.

2.4.3.Phương pháp nghiên cu din biến s lượng và yếu tnh hưởng đến s lượng ca nhng sâu chính hi đu đ.

Nghiên cứu diễn biến số lượng và các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến số lượng của một số sâu chính hại đậu đỏ được tiến hành tại một địa điểm cố định. Định kì 7 ngày điều tra một lần trên những ruộng cố định đã chọn. Chọn

3 - 5 ruộng đại diện cho các yếu tố canh tác ở nơi nghiên cứu. Trên mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc. Mỗi điểm điều tra 1 m2. Tại một điểm điều tra tiến hành đếm số lượng của các đối tượng cần theo dõi (sâu đục quả đậu, ruồi đục lá đậu, bọ rùa, nhện lớn,…). Mật độ của những đối tượng này được tính theo đơn vị con/100quả, con/lá, con/m2,…

Để điều tra diễn biến mật độ rệp đậu màu đen tiến hành phân cấp theo phương pháp của Viện BVTV (2000) [25] như sau:

Cấp 0: không có rệp.

Cấp 1: trên lá rải rác có rệp, chưa hình thành quần tụ.

Cấp 2: trên lá đã hình thành một vài quần tụ rệp với số lượng ít. Cấp 3: trên lá hình thành nhiều quần tụ rệp với số lượng nhiều. Cấp 4: bộ phận bị hại có rệp với số lượng lớn, đông đặc.

Mỗi cấp mật độ lấy 9 - 12 lá (lá non sát ngọn) cho vào túi ni lông và để riêng từng cấp. Đếm số lượng rệp bình quân ở mỗi cấp. Dựa vào số lá có rệp ở các cấp, tổng số lá điều tra để tính ra mật độ rệp trung bình con/lá. Khi số lượng, rệp ít có thể đếm trực tiếp trên lá hoặc toàn bộ rệp trên cây (con/cây). Để đánh giá mức độ gây hại của một một số sâu chính hại đậu đã sử dụng thêm một số chỉ tiêu sau:

Đối với sâu đục quả đậu thì điều tra tính tỷ lệ quả bị đục Σ quả bị đục

Tỉ lệ quả bị đục (%) = --- x 100 Σ quả điều tra

Đối với ruồi đục lá đậu thì điều tra tính tỉ lệ lá bị hại và chỉ số lá bị hại Σ lá bị ruồi hại

Tỉ lệ lá bị ruồi hại (TLLBRH) (%) = --- x 100 Σ số lá điều tra

Σ a x b Chỉ số lá bị ruồi hại (CSLBH) (%) = --- x 100 N x T Trong đó: a: số lá bị hại ở từng cấp b: cấp bị hại tương ứng N: tổng số lá điều tra T: trị số cấp hại cao nhất Phân cấp hại do ruồi đục lá gây ra

Cấp 0: không bị hại

Cấp 1: ≤10% diện tíchlá ruồi bị hại. Cấp 3: 26-50% diện tích lá ruồi bị hại. Cấp 4: 51-75% diện tích lá bị ruồi hại. Cấp 5:.75% diện tích lá bi ruồi hại.

Để điều tra tỉ lệ kí sinh của tập hợp kí sinh tiến hành thu thập các pha phát dục của sâu hại chính (mỗi pha thu 50-100 cá thể) để đem về phòng theo dõi tỉ lệ kí sinh của chúng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên đậu đỏ tại thừa thiên huế (Trang 39 - 41)