Nghiên cứu về một số sâu chính hại đậu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên đậu đỏ tại thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2 Nghiên cứu về một số sâu chính hại đậu

1.2.2.1 Ruồi đục lá (Liziomyza spp.)

Ở Việt Nam, sự có mặt của L. sativae Blanchard và L. huidobrensis

Blanchard được CABI phát hiện đầu tiên vào những năm 1988 – 1999 (CABI, 2000) [29].

Phạm Thị Nhất (2002) cho biết ở châu Á có 3 loài L. trifolii, L.sativae,

L. bryoniae. Trong đó loài L. trifolii thường thấy xuất hiện ở miền Nam, L.

sativae thấy xuất hiện ở miền Bắc. Tuy nhiên hiện nay loài L.sativae thấy

xuất hiện khá rộng từ Bắc, Trung, Nam đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng.

Ở Hà Nội và các tỉnh phụ cận phát hiện thấy L. sativae và thường thấy ở các vùng đất thấp của miền Bắc. Ngược lại thì L. huidobrensis lại xuất hiện ở các vùng đất cao quanh Đà Lạt và phía Nam.

Các tác giả Hà Quang Hùng (2001), Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Đĩnh (2001) đã có một số kết quả bước đầu nghiên cứu về loài ruồi đục lá trên một số cây trồng ở vùng Hà Nội và phụ cận [7], [21]. Tác giả Hà Quang Hùng đã phát hiện loài Liriomyza sativae phân bố nhiều ở các tỉnh thuộc miến Bắc, Trung và Nam nước ta (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hoà Bình, Thanh Hoá, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Lâm Đồng…) Loài Liriomyza trifolii phân bố ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra từ tháng 11/2000 đến tháng 5/2001cho thấy loài L. sativae gây hại trên 25 loài cây thuộc 6 họ thực vật. Song chúng thường gây hại mạnh trên cà chua, dưa chuột, dưa lê, đậu trạch, đậu đũa [7]

Đặc điểm hình thái sinh học cơ bản cũng như phổ ký chủ, tác hại của loài L. trifolii đã được Trần Thị Thiên An (2000) nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo tác giả thì, ở điều kiện 25,50Cvà ẩm độ 80,9%, thời gian vòng đời của ruồi L. trifolii trên 4 loại cây thức ăn (đậu đũa, cà chua, dưa chuột, cải ngọt) tương tự nhau và trung bình là 16,78 ngày. Loài ruồi này đã ghi nhận gây hại cho hơn 30 loại cây trồng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Chúng gây hại phổ biến trên một số cây thuộc họ đậu (đậu đũa, đậu côve) họ bầu bí (dưa leo, dưa hấu, mướp hương, bí xanh), họ cà (cà chua), họ cải (cải ngọt, cải bẹ) [1].

Tại Hà Nội, tác giả Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm (2001) [14] xác định ruồi đục lá, sâu đục quả, sâu cuốn lá, rệp màu đen… gây hại trên một số cây rau thực phẩm như đậu đũa, đậu cô ve, đậu trạch, đậu bở và nghiên cứu sinh học sinh thái cũng như biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại chính. Xác định vòng đời của ruồi đục lá L sativae trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ 21,9 – 29,40C, ẩm độ 78,7 – 85,1%) dao động trong khoảng 14,3 –

22,5 ngày. Một ruồi trường thành cái đẻ trung bình 14,4 – 18,6 trứng, tuổi thọ trung bình của ruồi trưởng thành 4,6 – 6,3 ngày.

1.2.2.2 Sâu đục quả (Maruca vitrata)

Nghiên cứu về đặc điểm sinh học cơ bản của sâu đục quả (Maruca

vitrata) cho thấy, thời gian vòng đời của sâu đục quả đậu rất thay đổi (từ 18

đến 43 ngày) phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ khi nuôi. Về khả năng đẻ trứng thì kết quả nghiên cứu rất khác nhau. Theo kết quả của Nguyễn Thị Ánh (1981) [2], một trưởng thành cái của sâu đục quả đậu có thể đẻ được một lượng trứng khá nhiều (tương ứng 100-300 trứng). Trong khi đó, kết quả của Nguyễn Quý Dương (1997) cho thấy một cá thể trưởng thành cái sâu đục quả đậu chỉ đẻ được 26,4-31,4 trứng [6].

1.2.2.3 Rệp đậu màu đen (Aphis craccivora Koch)

Rệp đậu màu đen Aphis craccivora Koch là loài đa thực, gây hại thường xuyên trên cây họ đậu. Các đặc điểm sinh học cơ bản của loài rệp này đã được Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) [15] và Quách Thị Ngọ (2002) [12] nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của các tác giả này cho thấy rệp đậu màu đen trong điều kiện nước ta, quá trình biến thái chỉ có 2 pha phát dục: rệp non và pha trưởng thành. Thời gian vòng đời của rệp đậu màu đen thay đổi từ 4,38 đến 11,14 ngày tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt độ là chính. Tuổi thọ của rệp trưởng thành là 5,2-12,9 ngày. Kết quả nghiên cứu của 2 tác giả này có những chỗ không tương đồng, đặc biệt là về khả năng đẻ con của rệp trưởng thành. Kết quả của Nguyễn Thị Kim Oanh cho thấy khả năng đẻ con của rệp trưởng thành rất thấp, chỉ là 13,18-14,71 rệp non/rệp mẹ. Chỉ tiêu này trong thí nghiệm của Quách Thị Ngọ (2000) thì rất cao và là 24,5-52,1 rệp non/rệp mẹ. Sự khác nhau này có lẽ do các tác giả sử dụng những cây thức ăn khác nhau trong thí nghiệm của Nguyễn Thị Kim Oanh cây thức ăn là ngọn đậu xanh, còn trong thí nghiệm của Quách Thị Ngọ cây thức ăn là cây đậu tương non [12], [15]. Những nghiên cứu về rệp đậu màu đen hầu hết được tiến hành không phải trên các loại đậu đỏ.

NhiNghiên cứu về sâu hại lạc, Phạm Thị Vượng (1999) [26] đã tiến hành nghiên cứu khá chi tiết và bài bản một số loài sâu hại lạc chính. Trên lạc năm 1998, đã phát hiện được 4 loài bọ trĩ, rầy xanh và đã tiến hành nghiên cứu khá kỹ đặc điểm sinh học, sinh thái của chúng trên lạc khu vực phía Bắc.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên đậu đỏ tại thừa thiên huế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)