Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại đậu đỗ

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên đậu đỏ tại thừa thiên huế (Trang 33 - 35)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.3.Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại đậu đỗ

Nguyễn Văn Cảm (1996) đã nghiên cứu sử dụng chế phẩm Bacillus

thuringensis Bertiuer (Bt) để trừ sâu đục quả đậu M. vitrata. Tác giả kết luận

có thể dùng Bt để trừ sâu đục quả đậu. Tuy vậy, tỉ lệ quả đậu trạch và đậu đũa bị hại ở nơi phun Bt thấp hơn so với đối chứng không nhiều. Nhìn chung hiệu quả của Bt đối với sâu đục quả đậu kém hơn khi dùng thuốc hoá học Wofatox

50EC [3]

Nguyễn Thị Ánh (1981) nghiên cứu sử dụng Wofatox 50EC phun với nồng độ 0,1% cho hiệu quả trừ sâu M. vitrata tốt nhất [2]. Quách Thị Ngọ (2000) đã sử dụng 6 loại thuốc hoá học để trừ rệp đậu màu đen đó là các loại thuốc Polytrin 440EC, Sherpa 25EC, Trebon 10EC, Regent 800WG. Dipterex 90SP, Surnicidin 20EC, sau 7 ngày phun thuốc hiệu lực trừ rệp của tất cả các thuốc khá cao 85,1-99,6% [12].

Nguyễn Văn Viên, Nguyễn Văn Đĩnh (2001) đã khảo nghiệm 11 loại thuốc đối với ruồi đục lá Liriomyza trong phòng thí nghiệm, nhà lưới và ngoài đồng ruộng. Các tác giả này khuyến cáo dùng Vertimex 1,8EC, Ofatox 400EC, Polytrin 440EC, Dipterex 90SP và Vibasu để trừ ruồi trưởng thành và dòi [21].

Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm (2001) [14] khuyến cáo có thể dùng thuốc Sherpa 25 EC (1,0 lít/ha) và Baythroid 50EC (0,8 lít/ha) để trừ ruồi đục lá đậu cho hiệu quả tốt.

Nguyễn Thị Ngọc (2002) [13] khảo nghiệm 5 loài thuốc để trừ ruồi đục lá trên đậu trạch tại một số vùng Hà Nội và phụ cận và ra khuyến cáo sử dụng các loại thuốc Trigard 75WP, Vertimec 1.8EC, Padan 95SP và Selecron 500EC để trừ ruồi đục lá tại các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội.

Tóm lại: Nghiên cứu về thành phần sâu hại thường chỉ xếp chung sâu hại đậu đỗ. Đã có một số nghiên cứu về sinh học sinh thái của một số loại sâu hại chính trên đậu đỗ nói chung, tuy nhiên chỉ giới hạn ở một số khu vực như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh... Các biện pháp phòng trừ cũng chỉ tập trung khảo nghiệm một số loại thuốc hóa học trừ loại sâu chủ yếu mà chưa quan tâm đến biện pháp IPM trong tổng thể hệ thống cây trồng. Cây đậu đỏ đang được trồng và phát triển tại các vùng đất khô cằn của tỉnh Thừa Thiên Huế, với vai trò nâng cao thu nhập, vai trò ẩm thực, vai trò cải tạo đất. Chúng đang bị rất nhiều loài sâu phá hại, người sản xuất phải phun nhiều lần trong 1 vụ. Cho đến nay trên cả nước vẫn chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu về sâu bệnh hại đậu đỏ cũng như chưa có qui trình phòng trừ chúng. Chính vì vậy, đề tài sẽ góp phần trong việc cung cấp các dẫn liệu khoa học phục vụ cho việc phòng trừ một số loại sâu hại chính theo hướng phòng trừ tổng hợp phục vụ sản xuất.

CHƯƠNG 2

NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu thành phần, đặc điểm sinh học sinh thái và biện pháp phòng trừ sâu hại chính trên đậu đỏ tại thừa thiên huế (Trang 33 - 35)