3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.4.1. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng.
chúng.
Việc điều tra thành phần sâu hại và thiên địch của chúng được tiến hành theo các phương pháp đã được chuẩn hóa của Viện BVTV (1997) [23] [25][26]. Tiến hành điều tra và thu thập mẫu tại điểm điều tra cố định và các điểm bổ sung.
Chọn ruộng điều tra: Đại diện cho thời vụ, chân đất, chế độ canh tác… mỗi yếu tố chọn 3 ruộng. Mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1m2. Điều tra định kỳ 7 ngày/lần. Tiến hành thu thập các loài sâu hại và thiên địch của chúng. Điều tra mật độ các loài sâu hại chính được áp dụng theo phương pháp của Viện BVTV. Đối với sâu cuốn lá, điều tra 5 điểm chéo góc, mối điểm 1m2, thu về, bóc toàn bộ các tổ lá bị cuốn trong điểm điều tra và đếm số lượng sâu có. Đối với sâu đục quả mỗi điểm điều tra 100 hoa và quả. Đối với ruồi đục lá, mỗi điểm điều tra 20 lá của 5 cây. đếm toàn bộ số dòi có trên các lá điều tra. Các pha trứng và AT của sâu hại và thiên địch được thu thập đem về phòng thí nghiệm nuôi đến trưởng thành để làm mẫu và tiến hành phân loại.
Để có thành phần côn trùng ký sinh, đã điều tra theo phương pháp tự do, định kỳ mỗi tuần một lần. Mỗi đợt điều tra thu 20 - 30 cá thể mỗi loài sâu hại chính, đem về phòng nuôi để thu côn trùng ký sinh và theo dõi tỷ lệ ký sinh của chúng.
Tiến hành điều tra bổ sung tại một số địa phương khác. Điều tra theo lứa phát sinh của sâu hoặc giai đoạn sinh trưởng của đậu. Các phương pháp điều tra bổ sung được tiến hành giống như tại địa điểm cố định.
Điều tra mức độ phổ biến của sâu hại được đánh giá như sau: +: Ít xuất hiện, gây hại không đáng kể
++: Xuất hiện thường xuyên, gây hại khá rõ +++: Xuất hiện phổ biến, gây hại nặng