5.8.1. Phân tích nhân tố
Kết quả kiểm định Barlett’s (Bảng 8,1, Phụ lục 8, trang 122) có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 và hệ số KMO (Kaiser Meyer Olkin) = 0,609 > 0,5 nên giả thuyết trong phân tích này “Độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0” sẽ bị bác bỏ một cách an toàn với độ tin cậy 95%. Điều này có nghĩa là các biến quan sát trong tổng thể có liên quan với nhau và phân tích EFA là thích hợp.
Kết quả Total Variance Expalained (Bảng 8.2, Phụ lục 8, trang 122) cho thấy có 3 nhóm nhân tố lớn hơn 1 cho nên sẽ có 3 nhóm nhân tố được rút ra từ 9 yếu tố. Cột Cumulative % cho biết 3 nhóm nhân tố này giải thích được 61,4% độ biến thiên của dữ liệu.
Sau khi xoay các nhân tố, ta loại bỏ biến là Đúng chuyên ngành (M5) vì có hệ số nhân tố (Factor Loading) nhỏ hơn 0,5. Dựa vảo bảng Ma trận xoay nhân tố (Bảng 8.4, Phụ lục 8, trang 123) ta chia các yếu tố thành 3 nhóm nhân tố sau:
Nhân tố 1: Công ty (G1)
STT Tên biến Yếu tố
1 M4 Điều kiện làm việc
2 M8 Quy mô công ty
3 M9 Loại hình công ty
Nhân tố 2: Ưu đãi (G2)
STT Tên biến Yếu tố
1 M1 Thu nhập
2 M2 Chếđộđãi ngộ, khen thưởng 3 M3 Cơ hội thăng tiến
Nhân tố 3: Thuận lợi (G3)
STT Tên biến Yếu tố
1 M6 Công việc nhẹ nhàng
2 M7 Gần gia đình
5.8.2. Đánh giá thang đo
Bảng 5.13: Kết quả phân tích Cronbach Alpha (Q14)
TT Biến quan sát Trung bình của thang đo nếu loại biến Phương sai của thang đo nếu loại biến Tương quan với biến tổng Hệ số Cronbach Anpha nếu loại biến Hệ số Cronbach Alpha Nhân tố 1: Công ty 0.613 N = 3 1 Điều kiện làm việc 7.46 2.126 .276 .868
2 Quy mô công ty 8.05 1,143 .453 .468
3 Loại hình công ty 7.92 1.334 .563 .283
Nhân tố 2: Ưu đãi .580
N = 2
1 Thu nhập 8.61 1.310 .315 .581
2 Chkhen thế độưởng đãi ngộ, 8.97 .852 .457 .371 3 Cơ hội thăng tiến 8.84 1.082 .415 .441
Nhân tố 3: Thuận lợi .557
1 Công vinhàng ệc nhẹ 3.25 1.168 .389 .
2 Gần gia đình 3.22 .914 .389 .
Qua kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo, chỉ có 1 nhóm trong 3 nhóm nhân tố có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6 là nhóm nhân tố Công ty (0,613) nên thang đo sử dụng cho nhóm nhân tố này là phù hợp.
Từ kết quả trên, ta có phương trình sau:
G1 = 0,272*M4 + 0,412*M8 + 0,525*M9
Thay giá trị Mean của các M vào ta được giá trị G như sau: G1 = 3.905
Kết quả cho thấy rằng nhóm yếu tố vềƯu đãi luôn được sinh viên quan tâm nhất khi lựa chọn nơi làm việc. Vì thế nếu muốn thu hút và giữ chân được nhân tài cho công ty mình thì doanh nghiệp nên xây dựng các chương trình, chính sách ưu đãi hấp dẫn để sinh viên – nguồn tri thức trẻ về làm việc.
Tóm tắt chương 5:
Chương này thống kê về mẫu nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên kinh tế của các trường Đại học trên địa bàn Tp Cần Thơ. Qua kết quả phân tích cho thấy, đa phần sinh viên lựa chọn Tp Cần Thơ là nơi làm việc của họ sau khi tốt nghiệp. Lý do giải thích cho hành vi này là vì Tp Cần Thơ là một môi trường lý tưởng cho sinh viên mới ra trường muốn học hỏi thêm kinh nghiệm. Bên cạnh đó, thu nhập cao hơn cũng là lý do thu hút các bạn làm việc tại Tp Cần Thơ.
Song song đó, qua kết quả phân tích thì có 7 nhóm nhân tố có ảnh hưởng
đến định hướng việc làm của sinh viên. Và có 1 nhóm nhân tố cần thiết đến quá trình tìm việc làm sau này của họ.
Mô hình nghiên cứu ban đầu có 6 nhóm nhân tố với 26 yếu tố thì sau khi phân tích và xử lý số liệu, mô hình đã có sự thay đổi với 7 nhóm nhân tố và loại ra 2 yếu tố. Sau đây là mô hình nghiên cứu sau khi hiệu chỉnh:
Hình: Mô hình nghiên cứu đã hiệu chỉnh
Năng lực bản thân
Các yếu tốảnh hưởng cá nhân
Môi trường làm việc
Định hướng việc làm của sinh viên Thị trường lao động
Sự hấp dẫn của địa phương
Đặc điểm công ty
Điều kiện gia đình
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương này bao gồm các nội dung:
1) Kết luận 2) Kiến nghị
3) Hạn chế của đề tài
4) Đề xuất nghiên cứu tiếp theo