Lý thuyết về thái độ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Trang 31 - 34)

Thái độ là một sự biểu lộ về cảm giác tinh thần mà nó phản ánh những đánh giá tiêu cực hay tích cực đối với một đối tượng nào đó (nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ,…). Như là một kết quả của các quá trình tâm lý, thái độ không thể quan sát một cách trực tiếp nhưng nó có thể được suy ra từ những lời nói hoặc hành vi của con người. Có nhiều quan điểm về thái độ, Gordon Allport (1970) định nghĩa: “Thái độ là một trạng thái thiên về nhận thức (learned) để phản ánh việc thích hay không thích một đối tượng cụ thể nào đó”.

Mô hình thái độ ba thành phn (Tricomponent Attitude Model_TAM)

Theo Schiffman và Kanuk (1987), thái độ được miêu tả gồm ba thành phần:

Nhn thc (Cognitive), Cm xúc hay sựưa thích (Affective) và Xu hướng hành vi

(Conative).

Hình 3: Mô hình ba thành phn ca thái độ[5]

Thành phn nhn thc liên quan đến sự hiểu biết (Knowledge) và niềm tin (Belief) của một cá nhân vềđối tượng. Nhận thức dựa trên kiến thức hay sự hiểu biết của sinh viên về vấn đề việc làm thông qua những thông tin nhận được từ các báo đài, người thân, bạn bè.

Thành phn cm xúc hay sựưa thích đại diện cho cảm giác chung của sinh viên về việc thích hay không thích một đối tượng. Thành phần này thể hiện sựưa thích nói chung vềđối tượng chứ không phân biệt từng thuộc tính của đối tượng. Ví dụ, tôi thích làm việc cho công ty hơn là cho Nhà nước. Sựđánh giá một cách chung chung này có thể chỉ là mơ hồ, hoặc có thể chỉ là kết quả của việc đánh giá chung về sản phẩm dựa trên vài thuộc tính. Cảm xúc thường được đề cập đến như là một thành phần chủ yếu của thái độ. Thật vậy, một số nhà nghiên cứu xem thành phần này chính là thái độ và hai thành phần còn lại mang chức năng hỗ trợ hoặc phục vụ cho thành phần cảm xúc.

Thành phn xu hướng hành vi hay còn gọi là ý định lựa chọn công việc được thể hiện qua xu hướng lựa chọn của họ. Họ có thể có xu hướng chọn làm việc ở quê nhà, Cần Thơ hay tỉnh khác.

Như vậy, thái độ của sinh viên đối với vấn đề định hướng việc làm sau khi tốt nghiệp bao gồm ba thành phần chính: nhận thức về việc làm, thích thú về lựa chọn việc làm và xu hướng việc làm trong tương lai.

Bên cnh đó còn có các mô hình sau:

1. Mô hình nổi tiếng nghiên cứu sự dịch chuyển việc làm từ khu vực nông thôn, nghèo, lạc hậu (khu vực truyền thống) sang khu vực thành thị, công nghiệp (khu vực hiện đại) của Arthur Lewis (sau này được Fei và Ramis hoàn thiện). Mô hình này giảđịnh nền kinh tế có hai khu vực chính là nông nghiệp với đặc trưng lạc hậu và dư thừa lao động; và công nghiệp đại diện cho khu vực hiện đại đang thu hút lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang. Nhờ có quá trình dịch chuyển lao động này mà lao động ở nông thôn giảm đi, việc làm trong ngành công nghiệp tăng lên.

2. Mô hình của H.T.Oshima coi trọng thúc đấy việc làm ở cả ha khu vực. Quá trình phát triển chia thành ba giai đoạn phù hợp với các nước đang phát triển là giai đoạn bắt đầu, giai đoạn hướng tới việc làm đầy đủ, và giai đoạn phát triển kinh tế chiều sâu. Xét về dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, dịch vụ hai mô hình cùng mang đến những chính sách phát triển kinh tế căn bản dựa trên hai khu vực. Xuất phát từ mô hình của Arthur Lewis với khu vực công nghiệp là “đầu kéo” thu hút lao động từ nông nghiệp sang, đến mô hình của H.T.Oshima với giai đoạn đầu lấy nông nghiệp làm “đầu đẩy” làm cho lao động dư thừ ở khu vực này dẫn đến sự dịch chuyển sang khu vực công nghiệp, dịch vụ.

3. Kotler và Fox đã đề xuất mô hình tổng quát thể hiện các bước tiến hành để ra một quyết định phức tạp[6], mô hình này được tóm tắc bằng sơđồ sau:

Hình 3.2: Mô hình các bước tiến hành để ra mt quyết định phc tp

(Kotler và Fox)

[6] Kotler P., Fox K (1995), Strategic Marketing for Educational Institutions, (2nd ed.), New Jersey, Prentice Hall, USA.

Xây d ựng tiêu chí đánh giá N ảy sinh nhu c ầu Thu th ập thông tin Đánh giá các lựa chọn thay thế Quy ết định Th ực hi ện quy ết định Đánh giá l ại Thi ết l ập thông tin đánh giá Nh ững ảnh hưởng khác Nh ững y ếu t ố tình hu ống Động cơ và giá tr ị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Định hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)