Tóm lại, tổng hợp các nhóm yếu tốảnhhưởng đến định hướng việc làm của sinh viên đã được tổng quan ở trên sẽ là cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu của đề tài này.
Hình 3.3: Mô hình nghiên cứu
Sự hấp dẫn của địa phương
Các yếu tốảnh hưởng cá nhân
Môi trường làm việc
Định hướng việc làm của sinh viên Năng lực bản thân Thị trường lao động Đặc điểm công ty
Giải thích mô hình: Thành phần Diễn giải Sự hấp dẫn của địa phương -Địa phương có nhiều việc làm để lựa chọn, cơ hội việc làm của sinh viên cũng rộng mở.
- Làm việc tại địa phương đó sẽ có nhiều mối quan hệ giúp thuận lợi hơn trong công việc.
-Làm việc tại địa phương sẽ có mức thu nhập cao hơn, đời sống được cải thiện về cả giá trị vật chất và tinh thần.
Môi trường làm việc
-Trang thiết bị của công ty trông hấp dẫn, tốt. -Cách làm việc tạo cảm giác thoải mái.
-Có cơ hội được giao lưu, học tập và năng cao trình độ. -Có nhiều cơ hội được thăng tiến trong nghề nghiệp.
Năng lực bản thân
-Có phải có học lực giỏi trở lên sẽ tìm được công việc tốt? -Tố chất của bản thân có phù hợp với công việc trong tương
lai.
-Sinh viên cần những lũ năng gì để tìm việc làm tốt?
- Kinh nghiệm thực tế sẽ hỗ trợ cho công việc sau này như thế nào?
Thị trường lao động
-Các chính sách, ưu đãi của Nhà nước về vấn đề việc làm cho sinh viên.
-Nắm rõ thông tin về yêu cầu của nhà tuyển dụng về vị trí dự tuyển.
-Cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các vấn đề lạm phát, thất nghiệp, cung-cầu lao động.
Đặc điểm công ty
-Công ty thuộc loại hình nào? Nhà nước hay tư nhân?
-Lựa chọn việc làm cũng phụ thuộc vào quy mô của công ty. Công ty càng lớn sẽ càng thu hút được nhiều nhân viên giỏi.
-Công ty có văn hóa công ty tốt, phù hợp với phong cách làm việc của bạn.
- Công ty có chính sách lương, đãi ngộ hấp dẫn đối với nhân viên.
Điều kiện gia đình
- Nguồn thu nhập của gia đình, nơi sinh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc chọn nơi làm việc.
-Sinh viên có bịảnh hưởng bởi truyền thống gia đình khi lựa chọn việc làm hay không?
Tóm tắt chương 3:
Chương 3 đã trình bày một số khái niệm và đặc điểm liên quan đến vấn đề. Bên cạnh đó cũng đã giới thiệu một số mô hình nghiên cứu trước đây và các lý thuyết của các tác giả để làm cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu cho đề tài. Mô hình này thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên kinh tế của các trường Đại học trên địa bàn Tp Cần Thơ.
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các vấn đề trong chương này:
1) Thiết kế nghiên cứu 2) Thang đo 3) Phương pháp thu thập số liệu 4) Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu 5) Phương pháp phân tích số liệu 6) Quy trình – tiến độ thực hiện 4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước:
Bước 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện qua phương pháp nghiên cứu định tính. Thu thập số liệu thứ cấp: nghiên cứu sơ bộ bao gồm những thông tin thứ cấp, được lấy từ báo, tạp chí, internet… để hình thành nên cơ sở, lý luận cho đề tài. Sau đó tiến hành gặp, trao đổi với một số sinh viên để thăm dò ý kiến của họ vềđịnh hướng việc làm sau khi ra trường để từđó hình thành đề cương sơ bộ cho đề tài nghiên cứu. Sau khi tìm hiểu, tham khảo các mô hình nghiên cứu trước đây tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu và lập bản câu hỏi phỏng vấn. Mục đích của nghiên cứu này là dùng để phát hiện, điều chỉnh và bổ sung biến số thang đo cho xu hướng lựa chọn việc làm nhằm tìm ra các biến tác động mới để hoàn thiện cho mẫu câu hỏi phỏng vấn.
Bước 2: Thu thập số liệu sơ cấp: nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn từ các bạn sinh viên đại học thông qua bản câu hỏi chi tiết. Sau đó sẽ tiến hành nhập liệu, mã hóa, làm sạch dữ liệu và tiến hành phân tích số liệu bằng các phương pháp như: phương pháp phân tích nhân tố, phân tích thống kê mô tả và hồi quy,…….thông qua chương trình hỗ trợ SPSS 18.0. Sau khi đã phân tích xong dữ liệu tiến hành viết và hiệu chỉnh báo cáo dữ liệu đã phân tích.
4.2. Thang đo được sử dụng
Thang đo Likert: là loại thang đo sử dụng 5 mức độ dùng để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng việc làm của sinh viên chẳng hạn như: 1-Rất không ảnh hưởng, 2-Không ảnh hưởng, 3-Trung hòa, 4-Ảnh hưởng, 5-Rất ảnh hưởng.
Thang đo tỷ lệ: yêu cầu người trả lời đánh dấu vị trí thích hợp trên một hàng hoặc một cột thể hiện điểm được xếp theo một thứ tự nào đó.
Thang đo định danh và thang đo khoảng cách: được sử dụng cho những biến phân loại khác.
Bảng 4.1: Cấu trúc bảng hỏi và thang đo
STT Khái niệm quan sátSố biến Thang đo
Phần I: Tình hình định hướng của sinh viên
1 Loại công việc mong muốn 1 Định danh 5 mức độ
2 Nơi làm việc 1 Định danh 4 mức độ
3 Loại hình công ty mong muốn 1 Định danh 3 mức độ
Phần II: Các yếu tốảnh hưởng
4
Sự hấp dẫn của địa phương 4 Likert 5 mức độ 5
Môi trường làm việc 4 Likert 5 mức độ 6
Năng lực bản thân 5 Likert 5 mức độ 7 Thị trường lao động 4 Likert 5 mức độ
8 Đặc điểm công ty 6 Likert 5 mức độ
4.3. Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu mà chính cá nhân, tổ chức tự điều tra, chưa qua khâu xử lý nhằm phục vụ cho đề tài hoặc mục đính sử dụng của chính cá nhân, tổ chức đó. Các dữ liệu này có thểđược thu thập bằng phương pháp khảo sát, phỏng vấn, phiếu điều tra.
Đề tài này tác giả sử dụng phương pháp điều tra sử dụng bản câu hỏi, trực tiếp phỏng vấn đối tượng nghiên cứu là sinh viên nhằm thu thập ý kiến của sinh viên về các vấn đề liên quan đến định hướng việc làm của họ sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, do đặc điểm là sinh viên năm cuối phải đi thực tập, không trực tiếp phỏng vấn nên tác giả còn sử dụng thêm phương pháp thu thập số liệu thức cấp qua email. Từ đó giúp cho tác giả có tương đối toàn diện về bản chất vấn đề nghiên cứu.
Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, Internet,…
Các số liệu thống kê từ các bài báo, Internet,…được sử dụng đề phản ánh thực trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, tình hình thất nghiệp trên địa bàn cả nước, các nguyên nhân và một số biện pháp định hướng cho sinh viên để làm minh chứng rõ ràng hơn cho vấn đề mà tác giả nghiên cứu.
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Ý nghĩa
1 Sơ bộ Định tính Thu thập dữ liệu thứ cấp Điều chỉnh và bổ sung biến số thang đo cho định hướng lựa chọn 2 Chính thức Định lượng Thu thập thông tin sơ cấp Xác định các yếu tốảnh hưởng
4.4. Phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu là tiến trình chọn các phần tử từ tổng thểđể nghiên cứu trên mẫu cùng các hiểu biết về thuộc tính, đặc trưng của nó có thể giúp tổng quát hóa các thuộc tính, đặc trưng này cho tổng thể.
Mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện). Tác giả lựa chọn phương pháp này vì nó dựa trên việc tiếp cận các đối tượng nghiên cứu nhằm tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình thực hiện đề tài.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu là số lượng đối tượng được chọn để tiến hành thu thập thông tin. Nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu là phải xác định cỡ mẫu đủ lớn để có thểước lượng tương đối chính xác cho tổng thể.
Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là thông thường thì số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố[12]. Trong đề tài này, tác giả sử dụng 26 biến để phân tích nhân tố. Đểđảm bảo tính suy rộng cho tổng thể nên tác giả chọn 130 mẫu (26x5) để khảo sát.
4.5. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng các công cụ thống kê như chạy tần số để tìm hiểu sơ lược thực trạng định hướng việc làm của sinh viên.
Sử dụng công cụ phân tích bảng chéo – Crosstab để phân tích sự khác nhau trong định hướng việc làm của họ.
Sử dụng các kiểm định, đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố…để phân tích các nhân tốảnh hưởng đến đề tài.
[12]Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc – Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê, 2005.
4.6. Quy trình – tiến độ thực hiện Quy trình nghiên cứu Tiến độ thực hiện Bảng 4.2: Tiến độ thực hiện STT Công việc Tuần thứ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Nghiên cứu sơ bộ 2 Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ Báo cáo kết quả Lập bản câu hỏi Hiệu chình bản câu hỏi Thu thập dữ liệu Tổng hợp dữ liệu và xử lý Phân tích và dữ liệu Xác định vấn đề Thực trạng Nhu cầu Nghiên cứu chính thức
Tóm lại, phương pháp nghiên cứu được tiến hành thông qua 02 bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ nhằm xác lập căn cứ xây dựng mô hình nghiên cứu, thiết kế bản câu hỏi, hiệu chỉnh thang đo. Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phỏng vấn chính thức bằng bản câu hỏi nhằm để khảo sát các yếu tố có ảnh hưởng đến định hướng việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên kinh tế của các trường Đại học trên đại bàn Tp Cần Thơ.
Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP
Đây là chương chính yếu nhất của đề tài. Trong chương này tác giả sẽ tiến hành phân tích số liệu đã thu thập để làm rõ các mục tiêu đã đưa ra trong chương 1. Từđó, người đọc sẽ có cái nhìn toàn cảnh vềđịnh hướng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
5.1.Thông tin mẫu
Sau khi phát bản câu hỏi theo hạn mức trên cơ sở thuận tiện với 136 sinh viên khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh của ba trường đại học trên địa bàn Tp Cần Thơ: Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Tây Đô và Trung tâm đại học Tại chức Cần Thơ, số phiếu thu vể là 136 phiếu. Qua quá trình kiểm tra, làm sạch số liệu, số bản câu hỏi có thể sử dụng được là 130 mẫu tương ứng với tỷ lệ hồi đáp là 95,59%. Có 6 bị loại ra do đáp viên không cung cấp đầy đủ thông tin hay do đáp viên chọn cùng lúc nhiều lựa chọn.
Trong tổng cộng 130 phiếu hồi đáp, đối tượng trả lời phỏng vấn bao gồm 70 sinh viên (53,8%) trường đại học Cần Thơ, 30 sinh viên (23,1%) trường đại học Tây Đô, và 30 sinh viên (23,1%) Trung tâm đại học Tại chức Cần Thơ. Sở dĩ tác giả chọn cơ cấu mẫu như trên là vì tác giả nhận thấy số lượng sinh viên theo học khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Trường đại học Cần Thơ lớn hơn nhiều so với hai trường còn lại là trường đại học Tây Đô và Trung tâm đại học Tại chức Cần Thơ.
Bảng 5.1: Mô tả mẫu khảo sát phân theo đơn vị trường STT Trường Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Đại học Cần Thơ 70 53,8
2 Đại học Tây Đô 30 23,1
3 Tại chức Cần Thơ 30 23,1
Trong tổng số 130 trường hợp, có 78 sinh viên nữ (chiếm 60%) và 52 nam sinh viên (chiếm 40%) tham gia trả lời phỏng vấn. Sự khác biệt về khu vực sinh trưởng phân thành 2 nhóm cụ thể như sau: 88 sinh ở nông thôn (67,7%), 42 sinh viên thành thị (32,3%).
Hình 5.1: Biểu đồ kết hợp giới tính và khu vực sinh trưởng
Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu là các sinh viên thuộc năm ba, năm cuối thuộc khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh vì nhóm đối tượng này là chuẩn bị ra trường, đã có các bước chuẩn bị cần thiết để hòa nhập vào xã hội. Có 57 mẫu là sinh viên năm ba (chiếm 43,8%) và 73 (chiếm 56,2%) mẫu là sinh viên năm cuối trong 130 mẫu điều tra. Bên cạnh đó, mẫu được thu thập từ nhiều chuyên ngành khác nhau. Cụ thể, ngành Kế toán 26 sinh viên (20%); Kiểm toán 2 sinh viên (1,5%); Kinh tế học 8 sinh viên (6,2%); Kinh tế ngoại thương 15 sinh viên (11,5%); Kinh tế nông nghiệp 12 sinh viên (9,2%); Kinh tế tài nguyên môi trường 4 sinh viên (3,1%); Kinh tế thủy sản 1 sinh viên (0,8%); Quản trị kinh doanh 37 sinh viên (28,4%); và Tài chính ngân hàng 25 sinh viên (19,2%). (Bảng 1.3, Phụ lục 1, trang 94)
Từ số liệu trên có thể thấy thực trạng chung về việc chọn ngành học của sinh viên hiện nay là tập trung vào nhóm ngành quản trị kinh doanh (37/130) vì nhóm ngành này hiện đang “nóng”, nhu cầu rất cần thiết để phát triển đất nước.
0 10 20 30 40 50 60 Nông thôn Thành thị 34 18 54 24 Nam Nữ
Hình 5.2: Biểu đồ kết hợp giữa năm học và chuyên ngành học 5.2.Thống kê mô tảđặc điểm mẫu nghiên cứu
Tổng cộng 130/130 mẫu tương đương 100% sinh viên mong muốn là có việc làm sau khi tốt nghiệp. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì sau bốn năm miệt mài ngồi trên ghế giảng đường đại học, mục đích sau cùng của các bạn là tìm được một công việc làm tốt để có thể tự lo cho cuộc sống và còn có thể giúp ích cho gia đình.
Về nhóm tuổi: Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm ba và năm cuối nên chủ yếu các bạn sinh viên nằm trong khoảng độ tuổi từ 20 đến 24 (chiếm 82,3%).
Bảng 5.2: Mô tả mẫu theo độ tuổi Độ tuổi Tần số Phần trăm (%) Từ 18 đến dưới 20 8 6,2 Từ 20 đến dưới 22 57 43,8 Từ 22 đến 24 50 38,5 Trên 24 15 11,5 Tổng 130 100 (Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Năm 3 Năm 4
Về quê quán: Cần Thơ có môi trường học tập lý tưởng với nhiều trường đại học có uy tín trong khu vực và trên cả nước như trường đại học Cần Thơ, trường đại học Tây Đô,…và các trường cao đẳng khác nên thu hút được nhiều sinh viên từ các tỉnh trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh khác đến đăng ký thi tuyển, học tập và làm việc.
Qua số liệu thống kê trong nghiên cứu này cho thấy sinh viên ở Cần Thơ chiếm số lượng đông nhất 36 sinh viên (chiếm 27,69%), tiếp theo là Sóc Trăng 21sinh viên (chiếm 16,15%). Hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang có số lượng sinh viên đang học tại Cần Thơ ít nhất với 1 sinh viên (chiếm 0,77%).
Bảng 5.3: Mô tả thống kê về quê quán của sinh viên
Tỉnh Tần số Phần trăm (%) An Giang 16 12,31 Bạc Liêu 5 3,85 Bến Tre 1 0,77 Cà Mau 10 7,69 Cần Thơ 36 27,69 Đồng Tháp 7 5,38 Hậu Giang 11 8,46 Kiên Giang 8 6,15 Sóc Trăng 21 16,15 Tiền Giang 1 0,77 Trà Vinh 6 4,62 Vĩnh Long 8 6,15 Tổng 130 100 (Nguồn: Điều tra thực tế năm 2013)
Về ngành học và loại công việc mong muốn:
Bảng 5.4: Mô tả thống kê giữa ngành học và loại công việc sinh viên