2. Tranh chấp nhãn hiệu giữa các trƣờng đại học
2.3 Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ
Như trên đã nói, chỉ có 34/93 đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, như vậy số lượng đơn yêu cầu bảo hộ bị từ chối bảo hộ chiếm đến 63,4%, tỷ lệ từ chối bảo hộ là quá lớn. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao lại có đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ? Để giải đáp cho câu hỏi này, chúng tôi xin phân tích 2 trường hợp trong số các đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ.
*Trường hợp 1:
Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Trường Đại Học Văn Hiến 1997 VAN HIEN UNIVERSITY, hình do Trường đại học Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh có trụ sở tại AA2, đường D2, khu Văn Thánh Bắc, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh nộp ngày 31/03/2008 cho nhóm 41: Dịch vụ giáo dục,
đào tạo. (Xin xem mẫu kèm theo).
Ngày 04.8.2009 Cục SHTT ra công văn số 44180/SHTT- NH2 từ chối bảo hộ toàn bộ nhãn hiệu này với lý do:
Phần chữ tương tự gây nhầm lẫn với Nhãn hiệu quốc gia số 78303, theo quy định tại điều 74.2.e. Luật SHTT: thì nhãn hiệu trên không có khả năng phân biệt vì “không phải là nhãn hiệu liên kết mà trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn
75
trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Tra cứu đăng bạ quốc gia số 78303, chúng tôi nhận thấy
ngày 26.02.2005 Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VH VAN HIEN JSC, hình cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Dịch vụ tổng hợp Văn Hiến có trụ sở tại tầng 2 Khách sạn Tuổi trẻ số 2 Trần Thánh Tông, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho các nhóm dịch vụ số 35, 37, 41, 43 (lưu ý Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Dịch vụ tổng hợp Văn Hiến không phải là một trường nhưng cũng có chức năng đào tạo và được sở hữu nhãn hiệu nhóm 41, trùng với nhóm 41 mà Trường Đại học Văn Hiến thành phố Hồ Chí Minh đề nghị).
Phần hình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của dịch vụ, theo điều 73.5 Luật SHTT: nhãn hiệu chứa“dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm
lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ”.
Xin độc giả hãy quan sát phần hình của nhãn hiệu kèm theo, chúng ta thấy nó tương tự với hình của Văn miếu Quốc Tử Giám.
*Trường hợp 2:
Đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu SGU Đại Học Sài Gòn SAIGON UNIVERSITY, hình do Trường Đại học Sài Gòn có trụ sở tại 273 An Dương Vương, phường 3, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh nộp ngày 06/06/2008 (có mẫu kèm theo) cho nhóm 16: Tạp chí (định kỳ), nhóm 41: Dịch vụ giáo dục giảng dạy; dạy học; dạy nghề; dạy ngoại ngữ; tư vấn du học; tổ chức các cuộc thi giáo dục hoặc giải trí, nhóm 43: Nghiên cứu khoa học; chuyển giao công nghệ.
Ngày 24.3.2010 Cục SHTT đã ra công văn số 12144/SHTT-NH1 từ chối bảo hộ nhãn hiệu theo yêu cầu của Trường Đại Học Sài Gòn với lý do theo
76
điều 74.2.e. Luật SHTT thì nhãn hiệu trên không có khả năng phân biệt vì
“không phải là nhãn hiệu liên kết mà trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.
Tài liệu đối chứng là đăng bạ quốc gia số 78862, chúng tôi đã tra cứu đăng bạ này và tìm ra nguyên nhân, trước đó vào ngày 26.3.2007 Cục SHTT đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu SAI GON TECHNOLOGY UNIVERSITY STU DAI HOC SAI GON cũng cho nhóm dịch vụ số 41 và 42 do Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn là chủ sở hữu.[3]
Đây là trường hợp khá hy hữu vì xảy ra giữa 2 trường đại học, tra cứu trong các tài liệu, chúng tôi nhận thấy:
- Trường Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn (tiền thân là Trường Đại học
Dân lập Kỹ nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập tháng 04.2004 theo Quyết định số 57/2004/QĐ-TTg), sau đó trường đổi tên thành Trường Đại học
Dân lập Công nghệ Sài Gòn vào tháng 03.2005 theo Quyết định số
52/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
- Trường Đại học Sài Gòn được thành lập ngày 25.04.2007 theo Quyết định số 478/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ĐẠI HỌC SÀI GÒN do Cục SHTT cấp có hiệu lực về thời gian trước Quyết định số 478/QĐ-TTg về việc thành lập Trường Đại học Sài Gòn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tạm thời không phân tích về xung đột pháp lý giữa văn bằng số 78863 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 25.01.2007 với Quyết định số 478/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 25.04.2007.
77
2.4 Tranh chấp nhãn hiệu giữa các trƣờng đại học
Hiện tượng các trường đại học có tên tương tự nhau trên phạm vi toàn quốc là điều không thể tránh khỏi, chúng ta thử phân tích trường hợp:
- Trường Đại học Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh) - Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng)
Hai trường đại học này có tên gọi tương tự nhau, trong đó các cụm từ: - Trường; – Đại học; – Công nghệ; – Đông Á; không có khả năng phân biệt, bởi
vậy không được bảo hộ riêng rẽ với tư cách là nhãn hiệu, mà chỉ có thể được bảo hộ tổng thể (kèm hình).
Như trên đã phân tích, quyền đối với tên 2 trường đại học này được tự động phát sinh tại thời điểm quyết định cho phép thành lập trường đại học có hiệu lực pháp luật. Nhưng chỉ có Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) là đăng ký với Cục SHTT yêu cầu được bảo hộ nhãn hiệu và đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Đại học Đông Á”.
Ngày 07.08.2010 Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) đã có Đơn khiếu nại gửi Trường ĐH Công nghệ Đông Á (Bắc Ninh), Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và đồng gửi các cơ quan báo chí về việc Trường ĐH Công nghệ Đông Á vi phạm sở hữu nhãn hiệu “Đại học Đông Á”. Vậy bản chất của việc này là thế nào? Theo những thông tin mà chúng tôi tra cứu thì:
- Trường Đại học Công Nghệ Đông Á (Bắc Ninh) được thành lập theo quyết
định số 1777/QĐ-TTg ngày 09/12/2008 của Thủ tướng Chính Phủ. Trường Đại
học Công nghệ Đông Á cơ sở chính đặt tại làng Đại học Thành phố Bắc Ninh,
tỉnh Bắc Ninh.
- Trường Đại học Đông Á (Đà Nẵng) khi còn là Trường Cao đẳng Đông Á đã nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu vào năm 2005, được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu ngày 8/12/2008.
78
Như vậy, có hay không xung đột pháp lý giữa Quyết định số 1777/QĐ-TTg ngày 09/12/2008 của Thủ tướng Chính Phủ với Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục SHTT cấp ngày 08/12/2008? Đây là vấn đề lớn, có lẽ không thể bàn trong bài viết này được. Chúng tôi xin đề cập một phần về việc này tại mục kết luận.