2. Tranh chấp nhãn hiệu giữa các trƣờng đại học
2.1 Khái quát về nhãn hiệu – đối tƣợng của quyền SHTT
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối tượng của quyền SHTT bao gồm: quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng.
Điều 4.16 Luật SHTT định nghĩa Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Điều 72.1 cũng lưu ý nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình
ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc. Nếu nhãn hiệu tồn tại ở dạng các chữ cái thì tập hợp các
chữ cái này phải phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa (trong trường hợp có nghĩa thì nghĩa của nó không đi ngược lại các quy phạm đạo đức). Bởi vậy, nhãn hiệu của một trường đại học có thể mang chính tên của trường đó và cũng có thể không cần phải mang tên trường đó.
Tên trường đại học và nhãn hiệu của trường đại học là các đối tượng khác nhau. Quyền đối với tên trường đại học tự động phát sinh kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập trường đại học có hiệu lực pháp luật. Nhưng quyền đối với nhãn hiệu thì không tự động phát sinh, nó chỉ phát sinh với 2 điều kiện:
- Trường đại học có đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
73
Mặt khác, theo nguyên tắc bảo hộ độc lập do Công ước Paris (Việt Nam là thành viên của Công ước này từ 08.3.1949) về bảo hộ sở hữu công nghiệp quy định, nếu quốc gia nào cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì chỉ có hiệu lực bảo hộ trên chính lãnh thổ quốc gia đó, có nghĩa là nhãn hiệu do Cục SHTT Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ thì nó chỉ có hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Hay nói cách khác, nếu trường đại học định mở cơ sở của mình ở nước ngoài thì họ bắt buộc phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại chính quốc gia đó.
Điểm cần lưu ý nữa là việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài không phát sinh trên cơ sở tên trường đại học, mà theo quy định của Công ước Paris, Thỏa ước Madrid nó phải dựa trên cơ sở nhãn hiệu do quốc gia xuất xứ cấp hoặc theo quy định của Nghị định thư Madrid nó phải dựa trên cơ sở đơn yêu cầu quốc gia xuất xứ bảo hộ nhãn hiệu. Như vậy, các trường đại học chắc chắn sẽ gặp khó khăn khi không sở hữu hợp pháp nhãn hiệu (mặc dù được sở hữu hợp pháp tên gọi trường đại học), điều trớ trêu là có khi phải mua hoặc thuê lại chính tên gọi của trường mình (khi đó đã là nhãn hiệu của trường đại học khác). Chúng tôi sẽ chứng minh nhận định này bằng các trường hợp thực tiễn ngay trong các mục dưới đây của bài viết.