1. Các lỗi thƣờng mắc phải của các doanh nghiệp Thực hiện “Quy trình ngƣợc”
1.5. Dùng chính tên sản phẩm/dịch vụ làm nhãn hiệu
Điều 74.2.c Luật SHTT quy định: “Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu”. Ví dụ không bảo hộ nhãn hiệu Thuốc đau mắt cho chính loại thuốc có
69
công dụng chữa đau mắt, không bảo hộ nhãn hiệu Rượu gạo cho chính sản phẩm rượu trưng cất từ gạo lên men…
Rất thú vị khi chúng ta biết rằng không bảo hộ nhãn hiệu Cám con lợn/heo cho sản phẩm cám là thức ăn cho lợn/heo, nhưng trong thực tế chúng ta lại gặp nhãn hiệu Cám con cò cho sản phẩm cám là thức ăn cho lợn/heo, vì lẽ rất đơn giản cò khác biệt với lợn/heo.
Tưởng chừng rất đơn giản như vậy, nhưng ít nhất hai doanh nghiệp Nghệ An đã mắc lỗi này (còn một số doanh nghiệp nữa cũng mắc lỗi tương tự, nhưng do khuôn khổ có hạn chúng tôi không thể nêu hết), đó là Công ty Cổ phần đông nam dược HST có trụ sở trên đường Lê Viết Thuật, đối diện bệnh viện Quân Y 4 tại xóm 13, xã Hưng Lộc, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu sau: cho nhóm sản phẩm số 5 Rượu ngâm thuốc thảo dược. Tất nhiên, Cục SHTT đã từ chối bảo hộ nhãn hiệu này.
Có thể lấy thêm ví dụ đối với trường hợp Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Lợi Phát có trụ sở tại 141 Nguyễn Trãi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu:
cho nhóm 32 Nước uống tinh lọc đóng chai. Cục SHTT đã từ chối bảo hộ nhãn hiệu này, ngoài lý do Trường Sơn đã trùng với nhãn hiệu đang còn hiệu lực bảo hộ do người khác làm chủ sở hữu thì “Đỉnh cao Chất lượng” và “PURIFIED DRINKING WATER” mang tính mô tả và không có khả năng phân biệt như điều 74.2.c Luật SHTT đã quy định.