1. Giao kết hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu theo pháp luật ViệtNam Hợp đồng dân sự
1.2.1. Hợp đồng chuyển nhƣợng nhãn hiệu
Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác. Việc chuyển nhượng quyền này phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
40
Có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như: Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi được bảo hộ.
Quyền sử dụng chỉ dẫn điạ lý không được chuyển nhượng.
Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng kèm theo toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó.
Quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nếu không gây sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển giao cho tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện đối vói người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó (Điều 138, Điều139 Luật SHTT). Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của chủ sở hữu nhãn hiệu trong việc chuyển giao hoàn toàn quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu hàng hóa đó cho tổ chức, cá nhân khác.
Nhãn hiệu hàng hóa là tài sản phi vật chất mà ít ai nhận biết được giá trị của chúng nếu không có sự hiểu biết sâu rộng về sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp. Để định giá đúng và chính xác giá trị nhãn hiệu, không những phải xem xét hệ thống sổ sách rõ ràng và minh bạch, mà còn phải thực hiện các nghiên cứu và đánh giá thị trường một cách nghiêm túc và bài bản. Chính vì vậy, khi thực hiện ký kết hợp đồng các bên chuyển nhượng cần nghiên cứu kĩ các điều khoản. Chuyển nhượng nhãn hiệu được diễn ra một cách công bằng, chính xác giá trị thực có của nhãn hiệu; đảm bảo việc chuyển nhượng diễn ra đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định qua đó thỏa mãn mục đích của các bên tham gia.
Để hoàn tất việc chuyển nhượng thương hiệu, nhãn hiệu, các bên phải tiến hành thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.
41
Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện dưới hình thức hợp đồng văn bản, gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Việc chuyển nhượng với những nội dung trong hợp đồng được chuyển nhượng như sau: Bao gồm tên và địa chỉ đầy đủ của các bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng, căn cứ chuyển nhượng, giá chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định.
Hợp đồng cho việc sử dụng đối tượng nhãn hiệu: Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển giao được độc quyền sử dụng đối tượng nhãn hiệu, bên chuyển giao quyền không đươc ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng nhãn hiệu với bất kỳ bên nào,và chỉ được sử dụng đối tượng nhãn hiệu đó nếu được sự cho phép của bên được
chuyển nhượng.
Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển giao quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng nhãn hiệu, có quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng nhãn hiệu không độc quyền với người khác.
Nội dung
Hợp đồng chuyển nhượng phải bao gồm các nội dung chính sau đây:
1. Tên đầy đủ và địa chỉ của Bên chuyển nhượng và Bên nhận chuyển nhượng 2. Thông tin chi tiết về đối tượng được chuyển nhượng
3. Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
5. Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng 6. Cách thức giải quyết khiếu nại, tranh chấp 7. Ngày và nơi ký kết hợp đồng
8. Chữ ký của các bên hoặc của người đại diệncó thẩm quyền của các bên kèm theo họ tên, chức vụ của người ký và xác nhận chữ ký.
42 Lưu ý
(i) Đối tượng SHCN được chuyển nhượng phải đang trong thời hạn bảo hộ; (ii) Hợp đồng chuyển nhượng phải được đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp để có hiệu lực pháp luật;
(iii) Các bên tham gia Hợp đồng phải đóng dấu vào hợp đồng. Nếu không có con dấu thì phải được cơ quan Công chứng Nhà nước chứng thực.