Khác (ghi rõ) 0,

Một phần của tài liệu Tiếp cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 57)

Yêu cầu về nội dung thể hiện ở cậu hỏi nêu những nhận xét về chất lượng nội dung chương trình tốt và không tốt, thì các nội dung không được đánh giá tốt nguyên nhân là vì không phản ảnh được ý kiến khán giả 9,1%, cho thấy nhu cầu thể hiện ý kiến của khán giả là lớn. Mặc dù công chúng vẫn chưa chủ động đưa ra ý kiến, nên các đài truyền hình cần phải chủ động điều tra, thăm hởi ý kiến khán giả, tạo các diễn đàn để khán giả có thể dễ dàng bày tỏ ý kiến phản hồi của mình. Điều thứ 2 công chúng không muốn là những tin tức giật gân câu khách trên truyền hình cần được loại bỏ. có 8,7% công chúng đưa ra ý kiến này. Cùng với đó nhu cầu của khán giả là tin bài phải được đầu tư kĩ, khi điều không hài lòng xếp thứ 3 là tin bài sơ sài,

không sâu 7,9%. Cho thấy nhu cầu về những chương trình có nội dung đặc sắc là lớn.

Chương 5: kết luận

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy một bức tranh khá sinh động về thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ xem truyền hình của công chúng. Về thực trạng tiếp cận truyền hình của người dân.

- Phương thức tiếp cận theo điều tra nghiên cứu cho thấy hiện nay đa số người dân đều có thể tiếp cận được với truyền hình, có 91,5% gia đình có từ 1 cái tivi đến 8 cái tivi trong nhà. Thời gian và mức độ xem truyền hình đối với công chúngthường nhiều hơn hẳn so với các loại phương tiện truyền thông đại chúng khác. Tỷ lệ người xem truyền hình hằng ngày là cao nhất 72,3% cao gấp 3 lần so với nghe đài .Thời gian công chúng dành để xem tivi vào ngày thường là từ 60 đến 120 phút. Còn vào cuối tuần mọi người dành nhiều thời gian hơn để xem tivi, khoảng thời gian được nhiều người (25,9%) sử dụng nhất để xem tivi tăng lên đến khoảng từ 120p đến 180p trên 1 ngày. Theo nghiên cứu điều tra thấy rằng tivi thường bóng đèn hình vẫn có số người đang sử dụng lớn nhất là 73%. Tiếp đó là tivi mỏng LCD, Plasma có lượng người chọn sử dụng là 34% , loại tivi siêu mỏng LED có lượng người sử dụng ít nhất là 12%.

- Nội dung tiếp cận. Chất lượng tin bài và độ tin cậy của các sản phẩm báo chí được công chúng đánh giá truyền hình được tin tưởng

và có nội dung tốt nhất ở vị trí số 1 với 65%, ở vị trí thứ 2 là báo in 39%, vị trí thứ 3 là đài/ radio 35%, còn độ tin tưởng và chất lượng nội dung thấp nhất vị trí thứ 4 là báo mạng 58%. Về hình thức của các chương trình truyền hình đánh giá về ngôn ngữ hình ảnh hợp lý dễ nghe được xếp thứ 1 với 52%. Chất lượng sóng truyền hình được đánh giá cao thứ 2 với 51%. Chương trình sắp xếp hợp lý đứng thứ 3 với 38%, lồng ghép nhiều hình thức thể hiện 32% được đánh giá cao thứ 4, và cuối cùng là quảng cáo đánh giá thứ 5 với 10%. Về những chương trình được khán giả ưa thích kết qua cho thấy là đa số những kênh truyền hình trung ương được xem nhiều và được ưa thích nhiều như thứ 1 là VTV1 37,2%, VTV3 18,7%, . Tiếp sau đó là các kênh địa phương, các kênh thuộc truyền hình cáp và kĩ thuật số vì là dịch vụ nên lượng xem ít hơn.

Về các tác nhân ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận truyền hình

- Nhân khẩu học. Xét về giới tính thì cả nam và nữ đều có mức tiếp cận báo chí thường xuyên, số lượng nam xem tivi hàng ngày nhiều hơn nữ, nam 80% còn nữ và 66%. Về độ tuổi từ 60 trở lên xem tivi với mức độ thường xuyên nhất có 93% số người ở độ tuổi này xem tivi hàng ngày và không xem tivi là 1% một lượng rất nhỏ. Còn những người ở độ tuổi 14-24 không xem truyền hình hàng ngày với 49% cao nhất trong tất cả các độ tuổi, 35% xem 3-4 lần/ tuần và 6% không xem cao nhất trong các độ tuổi. Tương quan về nghề nghiệp với mức độ xem truyền hình cho thấy học sinh là nhóm đối tượng xem tivi ít nhất chiếm 46%, công nhân là những người ít xem tivi hàng ngày thứ 2 với 78%, còn lại các nhóm khác xem tivi hàng ngày có số lượng tương đối bằng nhau. Xét về trình độ học vấn với

mức độ xem tivi thì không phải trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ thuận với mức độ xem tivi càng nhiều.

- Anh hưởng từ báo mạng: nghiên cứu chỉ ra báo mạng đang là một tác nhân thu hút công chúng rất lớn.

- Ảnh hưởng từ khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan báo chí. ảnh hưởng nhất đến mức độ xem truyền hình là không có sẵn tivi để dùng, thứ hai là các mức phí dịch vụ, thứ ba là tốc độ đưa tin của báo chí, những yếu tố như nội dung tin bài, hay hình thức thể hiện không có ảnh hưởng nhiểu đến mức độ tiếp cận truyền hình của công chúng

Về nhu cầu của công chúng

- Nhu cầu về loại hình dịch vụ truyền hình. Nhu cầu cao nhất vẫn là truyền hình phổ thông với 30%, tiếp theo đó là truyền hình độ net cao với 24%, truyền hình theo yêu cầu có nhu cầu với 11% công chúng đúng thứ 3, truyền hình liên kết và truyền hình trả phí có nhu cầu thấp nhất với chỉ 8%. Cho thấy những dịch vụ truyền hình khác chưa có sức cạnh tranh bằng truyền hình phổ thông.

- Nhu cầu về nội dung. Các chương trình thời sự, giải trí, xã hội là những chương trình được quan tâm nhiều trên truyền hình vì mức độ theo dõi các kênh như VTV1, VTV2, VTV3, các kênh truyền hình địa phương đứng đầu trong những kênh công chúng thường xuyên theo dõi. Các chủ đề được khán giả quan tâm thứ nhất về chính trị trong nước 65,3%, các vấn đề xã hội 19,3%, thể thao 11,3%, an ninh quốc phòng 10,6%

Chương 6: Khuyến nghị

-Nhiều chương trình truyền hình còn nằm trong phạm vi đóng của kịch bản, chưa tạo ra một diễn đàn cho công chúng cùng tham gia chia sẻ, đóng góp ý kiến, thậm chí là nêu câu hỏi vướng mắc của họ. Các chương trình cần đưa ra nhiều diễn đàn hơn, có thể lập các trang web để trao đổi thông tin về chương trình, đưa ra những tương tác như câu hỏi về nội dung chương trình, để khán giả trả lời đưa ra ý kiến của mình. Hoặc các đài truyền hình mở tổng đài để trả lời thắc mắc cho khán giả truyền hình -Giảm mức phí cho những dịch vụ truyền hình mới, để công chúng có thể dễ dàng tiếp cận, mặc dù dịch vụ truyền hình tốt nhưng phí cao vẫn ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận của người dân.

-Tăng cường làm nội dung tin bài hấp dẫn về chủ đề, hình thức đa dạng hơn, để thu hút được khán giả, đặc biệt là các chương trình thời sự, xã hội, an ninh quốc phòng.

Một phần của tài liệu Tiếp cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay (Trang 53 - 57)