Lý thuyết truyền thông

Một phần của tài liệu Tiếp cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 27)

Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kĩ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội. Khái niệm trên trích từ cuốn “Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản” do PGS,TS Nguyễn Văn Dững chủ biên. Khái niệm đã chỉ ra mục đích và bản chất truyền thông.

Về bản chất, truyền thông là quá trình chia sẻ, trai đổi hai chiều, diễn ra liên tục giữa chủ thể truyền thông và đối tượng truyền thông. Qúa trinhg chia sẻ, trao đổi hai chiều ấy có thể được hình dung qua nguyên tắc bình thông nhau. Khi có sự chênh lệch trong nhận thức, hiểu biết…giữa chủ thể và đối tượng truyền thông gắn với nhu cầu chia sẻ, trao đổi thì hạt động truyền thông diễn ra. Qúa trình truyền thông vì vậy chỉ kết thúc khi đã đạt được sự cân bằng trong nhận thức, hiểu biết… giữa chủ thể và đối tượng truyền thông.

Về mục đích, truyền thông hướng đến những hiểu biết chung nhằm thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi của đối tượng truyền thông và tạo định hướng giá trị cho công chúng.

Từ lý thuyết trên có thể nhận thấy truyền hình cũng đang làm nhiệm vụ chia sẻ, trao đổi thông tin đến công chúng, và đang hướng tới sự tương tác đa chiều không chỉ dừng lại ở tương tác hai chiều như hiện nay.

CHƯƠNG 2: Thực trạng tiếp nhận và sử dung truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Tiếp cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay (Trang 26 - 27)