Đánh giá về chất lượng nội dung các sản phẩm truyền hình

Một phần của tài liệu Tiếp cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 40)

8. Xem truyền hình qua máy

1.2.2Đánh giá về chất lượng nội dung các sản phẩm truyền hình

Biểu đồ 6: đánh giá chất lượng tin bài và độ tin cậy của thông tin giữa các loại hình báo chí

Chất lượng tin bài và độ tin cậy của các sản phẩm báo chí được công chúng đánh giá truyền hình được tin tưởng và có nội dung tốt nhất ở vị trí số 1 với 65%. Được đánh giá cao ở vị trí thứ 2 là báo in 39%, mặc dù ở giả thuyết nghiên cứu chúng tôi nhận định báo in là loại hình báo chí được tin tưởng nhất. vị trí thứ 3 là đài/ radio 35%, còn độ tin tưởng và chất lượng nội dung thấp nhất vị trí thứ 4 là báo mạng 58%. Theo dõi tại biểu đồ 6

Để lý giải tại sao báo in chỉ đúng ở vị trí thứ 2 về chất lượng tin bài và độ tin cậy chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn sâu và thấy rằng báo in nhiều khi đã được biên tập theo ý kiến chủ quan của phóng viên, chưa có nhiều hình ảnh cụ thể, nhân chứng vật chứng rõ ràng như truyền hình.

Báo in thể hiện ý kiến cá nhân của người viết đó, nên có thể không khách quan, còn truyền hình thì có người có vật muốn nói sai cũng khó ( Nguyễn Thị Thoa, nữ, 24t, Hà Nội)

Tôi không tin báo in nhất vì tôi không thấy có nhiều hình ảnh rõ ràng bằng truyền hình, ví dụ một phóng sự phỏng vấn nhân vật ca sĩ H, trên truyền hình tôi thấy tận mắt ca sĩ đó nói, còn báo in có thể có họ chỉ đưa những ý chính, thay đổi ngữ điệu của nhân vật ( Lê Thị Hồng Vân, 45t, nữ, Hà Nội)

Rất đáng chú ý qua phỏng vấn sâu có nhiều người cho rằng báo mạng hay tung tin giật gân, phóng đại để câu người xem, chính vì vậy nhiều người không tin tưởng ngay vào những thông tin báo mạng đưa mà thường phải căn cứ thêm vào các nguồn thông tin khác.

Báo mạng không thể tin ngay được, vì nhiều tin vịt, báo lá cải, phải kiểm chứng từ các nguồn khác rồi mới tin được (Nguyễn Thị Ngọc Hoa, Nữ, 27t, Hà Nội)

Mình không tin lắm vào báo mạng, vì nhiều thông tin đưa không có căn cứ, phóng đại để câu người đọc, mà cũng hay thay đổi, hôm nay nói 1 đằng mai một kiểu khác. ( Dương Thị Hải Yến, nữ, 24t, Hà Nội)

Trong khi đó truyền hình lại được tin tưởng rất cao, và được đánh gía tốt về chất lượng nội dung tin bài, độ tin cậy điều này cũng dễ lý giải vì truyền hình có cả âm thanh, hình ảnh, nội dung cụ thể hấp dẫn nên chiếm được cảm tình của đa số công chúng.

Nội dung của các chương trình truyền hình là yếu tố quan trọng để thu hút được sự quan tâm của công chúng, nghiên cứu đưa ra những tiêu chí như :Vấn đề phản ánh mang tính thời sự, chủ đề phong phú, đa dạng, cập nhật khách quan, độ tin cậy cao, chất lượng tin bài công phu, phản ánh được kiến của thính giả để tìm hiểu yếu tố nào được công chúng đánh giá cao nhất trong nội dung 1 chương trình truyền hình. Kết quả các chương trình truyền hình hiện nay làm tốt nhất được đánh giá cao nhất 67% là đã đưa được ra những vấn đề phản ánh mang tính thời sự, nội dung được đánh giá cao thứ 2 là tính cập nhật 35%, thứ 3 cũng được đánh giá cao xấp xỉ là tính khách quan, độ tin cậy cao 33%. 3 tiêu chí xếp cuối lần lượt là chất lượng tin bài 21%, phản ánh được ý kiến khán giá 17%, chủ đề phong phú đa dạng 12%.

Điều này cũng cho thấy tuy có những cách tiếp cận mới mẻ, nhưng những chủ đề trên truyền hình không thay đổi nhiều, nên được đánh giá thấp về chủ đề phong phú đa dạng. Mức độ tương tác giữa truyền hình và khán

giả còn thấp, khi vẫn chỉ có số ít chương trình theo yêu của khán giả, chưa tạo được một diễn đàn để khán giả bày tỏ quan điểm mong muốn, phản hồi ý kiến với chương trình. Như vậy các đài cần chú ý cải thiện chất lượng tin bài, chủ đề chương tình, và tương tác nhiều hơn với khán giả.

2.2.2 Đánh giá về hình thức truyền tải

Biểu đồ 8: Nhận xét về hình thức tốt

Về hình thức của các chương trình truyền hình đánh giá về ngôn ngữ hình ảnh hợp lý dễ nghe được xếp thứ 1 với 52%, đây là đặc điểm của tuyền hình là vừa có tiếng vưằ có hình nên được khán giá chú ý, quan tâm, và truyền hình đã biết phát huy lợi thế của mình để thu hút khán giả. Chất lượng sóng truyền hình được đánh giá cao thứ 2 với 51% vì hầu hết những người được hỏi đều sinh sống ở vùng đồng bằng, chính vì thế sóng truyền ổn định hơn nhưng nơi đồi núi. Trong năm 2011 các trạm thu phát sóng truyền hình của đài truyền hình Việt Nam cũng được nâng cấp và xây mới ở nhiều nơi chính

vì vậy đảm bảo chất lượng sóng ổn định. Chương trình sắp xếp hợp lý đứng thứ 3 với 38%, khi nhìn vào bất cứ lịch phát sóng của kênh truyền hình nào, cũng có thể thấy các chương trình giải trí, thời sự, phim truyện, thể thao đan xen nhau, không để các chương trình giống nhau phát sóng gần nhau. Lồng ghép nhiều hình thức thể hiện 32% được đánh giá cao thứ 4, và cuối cùng là quảng cáo đánh giá thứ 5 với 10%.

Quảng cáo là chương trình mà nhiều khán giả có ý kiến bức xúc nhất khi mà trong câu hỏi nhận xét về hình thức chưa tốt, phần quảng cáo đứng đầu tiên với 56%. Trong phỏng vấn sâu với câu hỏi anh/ chị có gì chưa hài lòng với báo truyền hình thì câu trả lời của nhiều người đều nói rằng có quá nhiều quảng cáo, quảng cáo quá lâu, làm họ mất tập trung vào chương trình, và không muốn xem chương trình, nhiều khi là bực tức.

Có quá nhiều quảng cáo, nhiều khi quảng cáo nhiều hơn cả phim ( Nhạc Văn Hòa, nam,42t, Phú Thọ)

Nhiều quảng cáo, quảng cáo có nội dung phóng đại sai sự thật, đến quảng cáo là chuyển kênh ( Nhạc Thị Tiếp, nữ,34t, Phú Thọ)

Xem quảng cáo nhiều quá là người xem bực mình, không muốn xem chương trình đấy luôn ( Dương Thị Hải Yến, nữ, 24t, Hà Nội).

Một phần của tài liệu Tiếp cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 40)