Liên quan giữa AUHT và sỏi thận

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa (Trang 84 - 85)

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ AUHT trung bình ở hai nhóm có sỏi tiết niệu và không có sỏi tiết niệu là như nhau, p > 0,05. Tuy nhiên nhóm có sỏi tiết niệu có tỷ lệ tăng AUHT là 35,4% cao hơn nhóm không có sỏi là 18,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Michel Daudon, Olivier Traxer và cộng sự (2006) nghiên cứu mối quan hệ giữa sỏi urat trên 2462 bệnh nhân trong đó có 272 bệnh nhân ĐTĐ type 2 thấy rằng nhóm bệnh nhân ĐTĐ có tỷ lệ sỏi tiết niệu cao hơn nhóm không ĐTĐ và ĐTĐ type 2 sẽ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi urat hơn so với các sỏi khác .

Một nghiên cứu mới cho thấy nước tiểu có pH thấp có thể là yếu tố chính của sự hình thành sỏi urat của thận ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, tỷ lệ mắc sỏi axit uric ở thận ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 có thể lớn gấp 4 lần so với bệnh

nhân không ĐTĐ. Theo Cameron, ở bệnh nhân thông thường thì sỏi urat chỉ chiếm khoảng 10% của tất cả các loại sỏi thận, nhưng ở những người có bệnh ĐTĐ type 2 thì tỷ lệ này có thể cao tới 30% đến 40% .

Bởi vì tình trạng kháng insulin, đặc trưng của hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường loại 2, kết quả là pH nước tiểu thấp hơn thông qua thiếu amoniac nguồn gốc thận nên sự hình thành sỏi axít uric có thể liên quan đến kháng insulin.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác các nghiên cứu trên có thể là do nghiên cứu của chúng tôi không xác định được chính xác bản chất của sỏi. Mặt khác không phải mọi sỏi thận ở các bệnh nhân tăng AUHT đều chủ yếu là sỏi urat vì axít uric có thể chỉ đóng vai trò như cái ổ cho sự hình thành sỏi calci oxalat.

Một phần của tài liệu Khảo sát nồng độ axít uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w