Nhận xét về công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 38 - 40)

5. Có chế độ ủy quyền hợp lý không? Có Có 6 Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý

2.3.3.1.Nhận xét về công tác đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Dựa trên các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế và tìm hiểu quy trình của các công ty kiểm toán nước ngoài, các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam đã xây dựng riêng cho mình một quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính. Quy trình đó đã đạt được những ưu điểm về các mặt sau:

- Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán gồm các bước rõ ràng, hợp lý. - Quá trình vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và chuẩn mực kiểm toán

Việt Nam vào thực tiễn đánh giá rủi ro kiểm toán tại Việt Nam.

Đánh giá rủi ro kiểm toán là một công việc rất phức tạp đòi hỏi trình độ và phán đoán nhạy bén của một kiểm toán viên. Để đảm bảo tính chính xác và

hiệu quả công việc thì công ty kiểm toán phải nghiên cứu và vận dụng một cách phù hợp chuẩn mực kiểm toán Quốc tế cũng như Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Đối với công tác đánh giá rủi ro kiểm toán thì Chuẩn mực Việt Nam số 400 (VSA 400) ‘’Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ’’; Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 320(ISA 320); chuẩn mực kiểm toán Việt NamVSA 400 quy định ‘’Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC của đơn vị được kiểm toán’’; Văn bản chỉ đạo kiểm toán quốc tế IAG 25, văn bản chỉ đạo kiểm soát quốc tế số 29 ‘’Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và tác động của nó đối với phương pháp kiểm toán cơ bản’’ luôn được chú trọng hàng đầu. Các khái niệm cũng như các hướng dẫn được coi như một ‘’kim chỉ nan’’ cho các hoạt động đánh giá rủi ro của các kiểm toán viên.

Đánh giá rủi ro kiểm toán là công việc quan trọng, đòi hỏi tính chuyên môn cao nên thường do trưởng nhóm kiểm toán đảm nhiệm. Việc thu thập câu hỏi trên bảng câu hỏi do kiểm toán viên chính hoặc trợ lý kiểm toán tiến hành dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của trưởng nhóm kiểm toán. Kết luận về rủi ro kiểm toán do trưởng nhóm kiểm toán quyết định. Cách bố trí phân công công việc như trên nhằm đảm bảo hiệu quả cho công tác đánh giá rủi ro, duy trì mức chi phí kiểm toán hợp lý. Nhìn chung, quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán được tiến hành chặt chẽ, khoa học theo kế hoạch chi tiết và đầy đủ.

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán còn một số tồn tại sau:

Thứ nhất, để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, các công ty kiểm toán độc lập đã tự thiết kế và quy định các bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Tuy nhiên khi đánh giá hệ thống kiểm soát nôi bộ, hầu hết các công ty chưa đưa ra tiêu thức để đánh giá, chưa quy định rõ rang trong thường hợp nào thì kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát của công ty là cao, trung bình hay thấp. Kết luận của kiểm toán viên về kết quả hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ sau khi đã trả lời phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và phán đoán của kiểm toán viên.Vì thế sẽ dẫn tới với cũng một kết quả, nhận xét và phán đoán của các kiểm toán viên sẽ không nhất quán. Trong khi đó, tại các công ty kiểm toán lớn trên thế giới, quy trình kiểm toán được xây dựng rất chặt chẽ, mang tính hướng dẫn cao vì thế công tác đánh giá rủi ro trở nên đơn giản nhưng lại rất khoa học, hiệu quả.

Thứ hai, đối với khách hàng có quy mô nhỏ, công tác đánh giá rủi ro kiểm toán không được thực hiện kỹ lưỡng, chi tiết, mô tả trên giấy tờ làm việc không đầy đủ.Theo đó chương trình không tập trung vào các khoản mục có tính rủi ro

cao, kiểm toán viên có khả năng không đánh giá được hết rủi ro trong quá trình kiểm toán.Khả năng vẫn tồn tại sai phạm trong báo cáo tài chính sau kiểm toán. Bên cạnh đó, việc không mô tả chi tiết trên giấy tờ làm việc dẫn tới khó khăn cho trưởng nhóm, ban kiểm soát chất lượng trong việc kiểm tra, soát xét và khó khăn cho kiểm toán viên năm sau khi sử dụng tài liệu từ kiểm toán viên tiền nhiệm.

Thứ ba, Quá trình tìm hiểu về khách hàng nhằm đánh giá rủi ro và lập kế hoạch kiểm toán còn gặp nhiều hạn chế nguyên nhân chủ yếu là do thời gian. Áp lực về thời gian do khan hiếm nhân lực trong các mùa bận rộn hoặc do đánh giá sai sót ngay từ ban đầu dẫn tới việc phân bổ nguồn lực thiếu. Áp lực về thới gian buộc các kiểm toán viên phải làm việc trong một thời gian không đủ dài.Khi đó, thời gian để tìm hiểu những thông tin cần thiết về khách hàng sẽ bị hạn chế và ảnh hưởng tới chất lượng của cuộc kiểm toán. Nguồn dữ liệu tìm hiểu khách hàng bao gồm tài liệu kiểm toán từ các năm trước, đài báo và nguồn dữ liệu mạng; mà đôi khi các thông tin này vẫn chưa đủ để cung cấp thông tin của khách hàng. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như: do bên thú ba liên quan không hợp tác làm việc, khách hàng không hợp tác, thông tin về khách hàng không được công bố trên đại chúng…

Thứ tư, trong việc miêu tả hệ thống kiểm soát trên giấy tờ, công ty chưa tận dụng hết các phương pháp đã có: lập Bảng câu hỏi, bảng tường thuật và vẽ biểu đồ. Tuy nhiên, phương pháp được đánh giá cao hơn cả trong 3 phương pháp trên là phương pháp vẽ lưu đồ vì nó dễ theo dõi, gọn hơn và mang tính hệ thống hơn. Chính vì vậy, công ty cần quan tâm hơn nữa đến phương pháp này nhằm nâng cao tính ưu việt của quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC.

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 38 - 40)