6. Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý không?
2.3.2.3. Đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán và xác định mức độ trọng yếu (PM)
trọng yếu (PM)
Đối với các khách hàng dù là lâu năm hay mới, trước khi tiến hàng kiểm toán, DeloitteViệt Nam đều tiến hành đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán.Đây là công việc tiền kiểm toán nhằm mục đích xác định có thể tiếp tục nhận hợp đồng kiểm toán cho một khách hàng cũ hay thực hiện hợp đồng kiểm toán với một khách hàng mới, từ đó có kế hoạch kiểm toán phù hợp. Các tài liệu và thông tin thu được trong giai đoạn này được lưu tại các chỉ mục sau trong hồ sơ kiểm toán:
Chỉ mục 1100: Kế hoạch giao dịch và phục vụ khách hàng.
Chỉ mục 1200: Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm toán.
Trước khi tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán, Công ty lập kế hoạch tìm hiểu khách hàng để có sự hiểu biết khái quát về khách hàng cũng như yêu cầu, mong muốn của khách hàng đối với cuộc kiểm toán. Trước khi kí hợp đồng kiểm toán, KTV phải thu thập những thông tin chung nhất về khách hàng để có thể đưa ra những nhận định khái quát về rủi ro của hợp đồng và đưa ra kết luận có tiến hành kiểm toán cho khách hàng đó hay không. Những thông tin cần thu thập là: hình thức sở hữu, quy mô, đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, các đối thủ, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý,… Những thông tin này thường được lưu trong Hồ sơ kiểm toán chung.
Rủi ro kiểm toán phải được xác định trước khi KTV lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán.Việc này giúp KTV xác định được chương trình kiểm toán phù hợp và thực hiện hiệu quả hơn. Tùy vào mức độ rủi ro mà Công ty có các phương án khách nhau. DeloitteViệt Nam quy định có thể đánh giá rủi ro kiểm toán ở một trong các mức sau:
Mức bình thường: Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán là bình thường thì Giám đốc kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán đại diện cho DeloitteViệt Nam sẽ xem xét chấp nhận hợp đồng kiểm toán với khách hàng và thảo luận, thiết lập các điều khoản trong hợp đồng và tiến hành thực hiện kiểm toán tại Công ty khách hàng.
Mức cao hơn bình thường: Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán cao thì Giám đốc phải xem xét để đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu có nghi ngờ về khả năng chấp nhận hay tiếp tục với khách hàng thì Công ty cần thu thập ý kiến của chuyên gia tư vấn từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không.
Mức rất cao: Nếu rủi ro chấp nhận hợp đồng là rất cao thì Công ty không chấp nhận hợp đồng kiểm toán.
Cách thức thu thập thông tin đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán:
Để thu thập nguồn thông tin để đánh giá rủi ro chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV cần dựa trên các cách thức sau:
Xem xét hồ sơ kiểm toán các năm trước.
Trao đổi với ban giám đốc, kế toán trưởng Công ty khách hàng
Kinh nghiệm và hiểu biết của KTV về khách hàng, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng
Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan.
Trước khi tiến hành bất kỳ một cuộc kiểm toán nào, nhóm kiểm toán đều phải có được sự hiểu biết chung về hoạt động kinh doanh của khách hàng đủ để nhận diện và hiểu được bản chất của các sự kiện, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà theo dự đoán của nhóm kiểm toán chúng sẽ ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của khách hàng, từ đó KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm toán BCTC tại Công ty khách hàng để có kế hoạch kiểm toán phù hợp.
Xác định mức độ trọng yếu (Planning Materiality)
Việc đánh giá mức trọng yếu (PM) dự kiến là thống nhất cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC. Toàn bộ các khoản mục kiểm toán (bao gồm cả doanh thu, công nợ, tài sản, chi phí…) đều được áp dụng chung thống nhất một PM. KTV không thực hiện công việc phân bổ mức trọng yếu cho toàn bộ các khoản mục mà chỉ thực hiện đánh giá trị số các nhân tố ảnh hưởng của từng khoản mục để có được một phạm vi công việc hợp lý.
Mục đích của việc xác định mức độ trọng yếu:
Trợ giúp việc xác định phạm vi của các thủ tục cần tiến hành.
Xác định bản chất thời gian và sự mở rộng của các thủ tục kiểm toán.
Ước tính mức độ sai sót có thể bỏ qua của số dư các khoản mục được trình bày trên BCTC.
Trợ giúp đánh giá ảnh hưởng của các sai sót hiện hữu và tiềm tàng đối với các khoản mục.
Tuy nhiên việc xác định PM cần được xây dựng dựa trên những cơ sở và tỷ lệ phần trăm thích hợp, nghĩa là cần phải liên hệ trong mối quan hệ của từng khách hàng kiểm toán cụ thể, giữa loại cơ sở được lựa chọn và quy mô của cơ sở ấy. Thông thường chủ nhiệm kiểm toán sẽ dựa vào một số yếu tố sau để xác định giá trị mức trọng yếu PM:
Tính ổn định của cơ sở.
Sự liên hệ giữa cơ sở và toàn bộ BCTC.
Trong đó việc xác định PM chủ yếu dựa vào bản chất khoản mục trên BCTC. Các khoản mục quan trọng và có tính ổn định tương đối cao trên BCTC là các đối tượng có tỷ lệ được lựa chọn cao hơn. Một trong những cơ sở được KTV lựa chọn để sử dụng: doanh thu, lợi nhuận sau thuế, tài sản,…
Với các doanh nghiệp nhà nước KTV lựa chọn một trong 3 phương thức sau để tính toán mức độ trọng yếu:
2% tổng tài sản ngắn hạn hoặc vốn chủ sở hữu.
10% tổng thu nhập sau thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
0.5% đến 3% doanh thu dựa trên tỷ lệ % bậc thang.
Với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, KTV ước tính thu nhập sau thuế tại ngày khóa sổ kế toán và áp dụng một tỷ lệ từ 5% - 10% của thu nhập sau thuế để tính ra giá trị PM.
KTV không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà việc tính toán PM dựa trên phương pháp tỷ lệ trượt dần nhân với trị số của các nhân tố ảnh hưởng của từng khoản mục. Cụ thể, việc tính toán PM thường dựa trên phương pháp tỷ lệ trượt dần nhân với vị số của doanh thu như sau:
Bảng 5: Trị số MP theo phương pháp tỉ lệ bậc thang
(Nguồn: Tài liệu nội bộ Công ty)
Doanh thu (Đơn vị: 1000 USD) Trị số
500 0.030
600 0.025
700 0.023
900 0.0181,000 0.017 1,000 0.017 2,000 0.016 6,000 0.015 10,000 0.012 15,000 0.010 30,000 0.009 50,000 0.008 100,000 0.007 300,000 0.006 1,000,000 0.005 Thủ tục kiểm soát
Theo quan điểm của DeloitteViệt Nam, thủ tục kiểm soát được chia làm 2 cấp độ:
Cấp độ kiểm tra D&I (Design &Implementation): Thủ tục này được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sơ bộ (giai đoạn sau khi thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng). Ở cấp độ này, mục tiêu của thủ tục kiểm soát là để đánh giá xem khách hàng có thiết lập và thực hiện hoạt động KSNB hay không. Sau khi thực hiện thủ tục kiểm soát ở cấp độ này, KTV sẽ có được hiểu biết ban đầu và phát triển kế hoạch kiểm toán chi tiết.
Cấp độ kiểm tra OE (Operating Effectiveness): Thủ tục này được thực hiện ở giai đoạn Thực hiện kế hoạch kiểm toán chi tiết. Ở cấp độ này, thủ tục kiểm soát được thực hiện với mục đích nhằm đánh giá xem hoạt động KSNB của khách hàng có được thực hiện một cách hiệu quả hay không. Sau khi thực hiện thủ tục kiểm soát ở cấp độ này, KTV có thể kết luận về mức độ đảm bảo kiểm soát (CA) và quy mô kiểm tra chi tiết cần mở rộng (nếu có).
KTV không bắt buộc phải thực hiện cả 2 cấp độ của thủ tục kiểm soát như trên.Việc thực hiện thủ tục kiểm soát ở cấp độ 2 trở nên tốn kém và thiếu hiệu quả trong trường hợp quy mô khách hàng nhỏ, lĩnh vực kinh doanh không đa dạng.Trong trường hợp này, KTV thường thực hiện ngay thử nghiệm chi tiết với quy mô lớn hơn sẽ đảm bảo được tính tiết kiệm và hiệu quả hơn.