Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 31 - 34)

6. Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý không?

2.3.2.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên báo cáo tài chính

2.3.2.4.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên báo cáo tài chính

Rủi ro tiềm tàng là khả năng trong báo cáo tài chính có những sai sót nghiêm trọng hay có những điều không bình thường, trước khi xem xét tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ đơn vị được kiểm toán.

Đánh giá rủi ro tiềm tàng là một bước công việc có ý nghĩa quan trọng được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và là cơ sở cho kiểm toán viên trong việc lựa chọn phương pháp kiểm toán, xác định nhân sự phù hợp, khối lượng công việc, thời gian và chi phí cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Để đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng của khách hàng, KTV cần tìm hiểu trước tiên là về môi trường kính doanh của doanh nghiệp đó.Theo đó, KTV có thể phải tìm hiểu tất cả những thông tin gì từ kiến thức về kế hoạch chiến lược của một công ty lớn đến những thông tin về từng loại nghiệp vụ của một đơn vị nhỏ. Theo hướng dẫn của Deloitte, khi đánh giá rủi ro tiềm tàng thường dựa vào một số yếu tố ảnh hưởng sau:

 Đặc điểm và tính liêm khiết của Ban giám đốc và những áp lực bất thường đối với Ban giám đốc, kế toán trưởng;

 Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của kế toán trưởng, của các nhân viên kế toán chủ yếu, của các kiểm toán viên nội bộ và sự thay đổi (nếu có) của họ;

 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị và các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị;

 Các thay đổi về thị trường, đối thủ cạnh tranh;

 Các chính sách kế toán mà công ty khách hàng áp dụng;

 Ý kiến của KTV tiền nhiệm.

Tất cả các thông tin trên được KTV thu thập và lưu trong hồ sơ kiểm toán tại chỉ mục 1410 “Tìm hiểu khách hàng và môi trường kiểm soát” . Trong quá trình đánh giá rủi ro tiềm tàng trong báo cáo tài chính, có 3 mức độ được KTV sử dụng: mức trung bình, mức cao hơn trung bình và mức rất cao.

 Mức rủi ro bình thường: được KTV kết luận khi hoạt động kinh doanh của khách hàng trong những năm gần đây, hệ thống tài chính kế toán vững mạnh, Ban giám đốc và đội ngũ kế toán có chuyên môn cao, tính liêm khiết của Ban giám đốc được đảm bảo…

 Mức rủi ro cao hơn bình thường: được áp dụng khi KTV nhận thấy sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ kiểm toán nhưng chưa tới mức nghiêm trọng.

 Mức rủi ro rất cao hơn bình thường: được áp dụng khi KTV nhận thấy sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc nếu cung cấp dịch vụ cho khách hàng Công ty sẽ mất uy tín, KTV có thể không chấp nhận hợp đồng kiểm toán

Sự phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng được thực hiện hàng năm như là một bộ phận của quá trình lập kế hoạch kiểm toán.Tại Deloitte Việt Nam, trình tự phân tích rủi ro từ “đỉnh đến đáy” được áp dụng một cách hiệu quả. Nghĩa là phải tiến hành công việc từ trên xuống dưới, đánh giá rủi ro của một đơn vị tổng thể, sau đó xem xét rủi ro của từng đơn vị kinh doanh, từng công ty con và sau đó phân tích, đánh giá rủi ro tiềm tàng của các đơn vị, bộ phận khoản mục trong BCTC.

2.3.2.4.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính

Rủi ro kiểm soát là các khả năng mà hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị không phát hiện và ngăn chặn được các gian lận và sai sót.

Việc xây dựng và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ là bổn phận, trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị.Tuy nhiên rủi ro kiểm soát vẫn xuất hiện và khó tránh khỏi những hạn chế có tính bản chất của bất kì hệ thống kiểm soát nội bộ nào.KTV cần có hiểu biết đầy đủ về HTKSNB của đơn vị, đánh giá chính xác mức độ rủi ro kiểm soát, để vạch ra kế hoạch kiểm toán và xây dựng trình tự, phương pháp kiểm toán thích hợp. Sự hiểu biết về HTKSNB, sự đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát, cùng với sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng, cũng như mọi cân nhắc khác sẽ giúp cho KTV :

 Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trong BCTC;

 Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêm trọng;

 Thiết kế phương pháp kiểm toán cơ bản thích hợp.

Trong quá trình tìm hiểu về HTKSNB, KTV có thể sử dụng biện pháp kiểm tra “từ đầu đến cuối” của HTKSNB đối với từng loại nghiệp vụ để nắm chắc cấu trúc của HTKSNB, cũng như tính thích hợp và hiệu quả của chúng. KTV cũng cần có hiểu biết đầy đủ về môi trường kiểm soát để có thể đánh giá quan điểm của Ban giám đốc và Ban quản trị, sự hiểu biết và các hành động của họ đối với công tác kiểm soát. Kiểm toán viên còn phải là một chuyên gia lành nghề kế toán, có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán của đơn vị để xác định và hiểu được:

 Các loại nghiệp vụ lớn trong hoạt động của doanh nghiệp;

 Các nghiệp vụ đó được bắt đầu như thế nào;

 Các ghi chép kế toán, các chứng từ và tài khoản chi tiết trong BCTC;

 Thể lệ về kế toán và BCTC (gồm cả việc số liệu được xử lý bằng máy tính như thế nào);

Đánh giá rủi ro kiểm soát thực chất là quá trình đánh giá tính hiệu quả của HTKSNB đối với việc phát hiện và ngăn ngừa được gian lận, sai sót quan trọng trong BCTC. Sau khi tìm hiểu HTKSNB, KTV cần đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát đối với các cơ sở dẫn liệu trong BCTC. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc đánh giá rủi ro kiểm soát là:

 Nhân lực(số lượng, chất lượng) của HTKSNB, các trình tự và các thủ tục KSNB;

 Tính chất phức tạp và mới của các giao dịch, khối lượng và cường độ của các giao dịch;

Theo hướng dẫn của Deloitte khi đánh giá rủi ro kiểm soát, KTV thực hiện các công việc sau:

 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, môi trường kiểm soát, chu trình kế toán, các thủ tục kiểm toán và kiểm soát nội bộ;

 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát;

 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát.

Để đánh giá rủi ro kiểm soát trên BCTC, KTV Deloitte Việt Nam thu thập các thông tin cần thiết thông qua bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ mà DTT đã xây dựng. Việc trả lời chính xác các câu hỏi này hỗ trợ KTV đánh giá về môi trường kiểm soát, các thủ tục kiểm toán được áp dụng tại đơn vị khách hàng, hiệu quả của HTKSNB được thiết lập tại đơn vị và từ đó đánh giá rủi ro kiểm soát. Trong mỗi câu hỏi lớn có chứa nhiều câu hỏi bổ sung, KTV không nhất thiết phải thực hiện các câu hỏi bổ sung. Tuy nhiên việc trả lời các câu hỏi bổ sung này sẽ giúp KTV có được đánh giá hoàn chỉnh về HTKSNB và rủi ro kiểm soát. KTV sẽ tiến hành tìm hiểu các yếu tố sau của HTKSNB để đánh giá rủi ro kiểm soát:

 Thứ nhất: KTV tìm hiểu về môi trường kiểm soát, bao gồm các yếu tố: Đặc thù quản lý, cơ cấu tổ chức, tổ chức nhân sự và ủy ban kiểm soát của khách hàng… Đó là các yếu tố bên trong và bên ngoài để đánh giá rủi ro kiểm soát.

 Thứ hai: KTV tìm hiểu về hệ thống kế toán. Thông tin tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kế toán của khách hàng được KTV DTT Việt Nam lưu trong hồ sơ kiểm toán tại chỉ mục 1500 “Tìm hiểu quy trình kế toán áp dụng”. Các văn bản đăng kí hệ thống kế toán của khách hàng với Bộ tài chính bao gồm: Hình thức sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống BCTC và các báo cáo kế toán khác là các nguồn chủ yếu để KTV tìm hiểu hệ thống kế toán của công ty khách hàng. Trong quá trình tìm hiểu

hệ thống kế toán, KTV căn cứ vào đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và bản chất kinh doanh của doanh nghiệp để tập trung vào các quy trình kế toán chủ yếu.

Tìm hiểu việc thực hiện các thủ tục kiểm soát: Ban giám đốc công ty khách hàng sử dụng các thủ tục kiểm soát nhằm duy trì các hoạt động trong đơn vị một cách tối ưu. Các thủ tục kiểm soát này được thiết lập dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:

 Nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng;

 Nguyên tắc bất kiêm nhiệm;

 Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn.

Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm: quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản và sổ sách và kiểm toán độc lập các hoạt động của đơn vị và quy định sổ sách chứng từ phải đầy đủ. Việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ giúp cho KTV trong việc đánh giá hiệu quả của HTKSNB về mặt thiết kế và vận hành làm cơ sở cho đánh giá rủi ro kiểm soát trên báo cáo tài chính.Deloitte đưa ra 1 bảng câu hỏi về các thủ tục kiểm soát đối với từng khách hàng tập trung vào việc đảm bảo 3 nguyên tắc trên. Dưới đây là bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với công ty TNHH Bất động sản X và Công ty cổ phần Y:

Bảng 6: Bảng đánh giá thủ tục kiểm soát đối với công ty TNHH Bất động sản X và Công ty cổ phần Y

Câu hỏi Công ty X Công ty Y

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w