Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 36 - 38)

5. Có chế độ ủy quyền hợp lý không? Có Có 6 Mọi nghiệp vụ có được phê chuẩn hợp lý

2.3.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ.

toán không phù hợp, áp dụng sai các phương pháp hoặc giải thích sai các kết quả kiểm toán. Để quá trình lập kế hoạch kiểm toán được chính xác hơn.Kiểm toán viên cần đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư tài khoản và các loại nghiệp vụ.

2.3.2.5. Đánh giá rủi ro kiểm toán trên số dư khoản mục và loại hình nghiệpvụ. vụ.

2.3.2.5.1. Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ, KTV cần phải tìm hiểu và nắm rõ những thông tin sau:

 Bản chất số dư các khoản mục, các sai sót có thể xảy ra đối với từng nhóm tài khoản và mức độ biến động, phức tạp và thường xuyên của từng loại tài khoản so với năm trước.

 Các nghiệp vụ kinh tế bất thường trong năm.

 Quy mô của các số dư của các khoản mục, tỷ trọng số dư tài khoản so với tổng số.

 Kết quả của lần kiểm toán trước với các tài khoản.

 Loại tài khoản có nhiều ước tính kế toán.

KTV DeloitteViệt Nam thường sử dụng ma trận định hướng để dự đoán các sai sót tiềm tàng đối với các khoản mục một cách có hiệu quả và thuận tiện hơn.

Bảng 7: Ma trận kiểm tra định hướng

Loại khoản mục tiến hành kiểm tra Hướng dự kiến kiểm tra

Kết quả kiểm tra trực tiếp Kết quả kiểm tra gián tiếp Khoản mục tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu Khoản mục tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu Khoản mục O O O

tài sản và chi phí Khoản mục công nợ và doanh thu U U U

Trong đó: U (understatement) – Khai báo thiếu O (overstatement) – Khai báo thừa

 Các bước đánh giá rủi ro tiềm tàng

Công việc đánh giá rủi ro tiềm tàng tại DeloitteViệt Nam được thực hiện theo các bước sau:

 Bước thứ nhất: KTV sử dụng phương pháp phân tích để xác định rủi ro tiềm tàng cho từng nhóm khoản mục. Các phương pháp phân tích dọc, phân tích ngang được áp dụng và hàng loại các chỉ tiêu được đưa ra để phân tích về số dư các tài khoản.

 Bước thứ hai: Xem xét bản chất số dư các tài khoản, tính trọng yếu, và xác định rủi ro chi tiết liên quan đến tài khoản đó.

 Bước thứ ba: Kết luận về rủi ro tiềm tàng

 Thủ tục phân tích

 Phân tích ngang:

KTV sử dụng phân tích ngang bằng cách so sánh số liệu giữa các năm với nhau hoặc so sánh số liệu năm hiện hành với dự toán của doanh nghiệp để tìm ra các điểm bất thường

 Phân tích dọc: KTV sử dụng các tỷ suất (phân tích dọc) để đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận trong công ty khách hàng.

2.3.2.5.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ

Quá trình này được thực hiện nhằm trợ giúp KTV đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB đối với từng khoản mục. Cách thức đánh giá rủi ro kiểm soát của KTV DeloitteViệt Nam thường được thực hiện thông qua quan sát, phỏng vấn, kiểm tra chứng từ, thực hiện lại các quá trình kiểm soát.

Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát trên số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ bao gồm 2 bước công việc sau:

 Thứ nhất, Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát. Bước này được thực hiện bằng cách lập bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB một cách cụ thể và chi tiết cho một số khoản mục chính.

 Thứ hai, Đánh giá lại rủi ro kiểm soát. Bước này được thực hiện nhằm giúp KTV đánh giá xác đáng rủi ro kiểm soát đối với từng số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ từ đó lập kế hoạch kiểm toán chi tiết đối với tài

khoản hoặc nghiệp vụ đó. Quá trình đánh giá đòi hỏi KTV cần phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:

• Kiểm tra chứng từ tài liệu nếu nghiệp vụ đó để lại dấu vết trực tiếp.

• Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát nếu nghiệp vụ không để lại dấu vết trực tiếp.

Sauk hi thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay soát xét đối với các tài khoản hay nghiệp vụ, KTV sẽ đưa ra đánh giá cuối cùng về rủi ro kiểm soát liên quan đến từng loại tài khoản hay nghiệp vụ cụ thể. Các đánh giá này sẽ được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm tài chỉ mục 4100 – “Kết luận về quá trình kiểm tra hệ thống KSNB”.

Dù hệ thống KSNB của khách hàng có hoàn hảo đến bao nhiêu thì KTV cũng không bao giờ tin tưởng hoàn toàn vào đó để đánh giá rủi ro kiểm soát bằng 0. Trong thực tế với thái độ thận trọng thích đáng và kinh nghiệm nghề nghiệp, hoặc để đảm bảo uy tín và chất lượng kiểm toán của Công ty, KTV thường đánh giá rủi ro kiểm soát của khách hàng ở mức độ cao hơn trung bình hoặc cao.

2.3.2.5.3. Dự kiến rủi ro phát hiện trên số dư khoản mục và loại hình nghiệp vụ.

Rủi ro phát hiện không được KTV dự kiến một cách trực tiếp mà KTV sẽ dự kiến rủi ro phát hiện một cách gián tiếp thông qua rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro kiểm toán.Nếu KTV đánh giá các loại rủi ro không bằng các giá trị cụ thể mà bằng các mức độ (cao, cao hơn trung bình, trung bình), KTV sẽ dự kiến rủi ro phát hiện thông qua quan hệ logic và các loại rủi ro còn lại.

Một phần của tài liệu Rủi ro kiểm toán và quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập ở việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w