suất và phẩm chất na
3.2.4.1. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến thời gian sinh trưởng phát triển chủ yếu của cây na
Cây ăn quả cần nhiều loại dinh dưỡng để sinh trưởng và cho năng suất, chất lượng nhưng trong đó, đạm, lân, kali là 3 yếu tố mà cây trồng cần nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng trái cây.
Phân đạm giúp cây sinh trưởng, phát triển, đâm chồi, đâm đọt ... Nếu thiếu phân đạm, cây sẽ chậm đâm đọt, còi cọc, làm giảm năng suất đáng kể, nhưng bón thừa phân đạm, sẽ làm cho cây có nhiều cành lá sum suê, dễ bị sâu bệnh tấn công... làm giảm chất lượng, tăng tỷ lệ hao hụt, thất thoát.
Phân lân cần thiết trong việc giúp cây đâm rễ, đâm chồi ... nếu thiếu lân, cây sẽ còi cọc, ít đâm đọt, khó ra hoa, đậu trái ...
Phân kali giúp cây tăng cường vận chuyển dinh dưỡng, tăng tính chống chịu của cây đối với điều kiện bất lợi, giúp chồi mau thuần thục, dễ ra hoa; kali giúp tăng phẩm chất trái cây.
Ngoài ra, các dinh dưỡng trung lượng, vi lượng đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng chất lượng trái cây và nó thường có nhiều và khá đầy đủ
trong các loại phân bón lá. Bên cạnh đó, phân hữu cơ cũng đóng vai trò rất quan trọng, giúp cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây, nhưng cơ bản nhất là làm cho đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất, giảm thất thoát phân bón.
Để sử dụng phân bón đạt hiệu quả, có nhiều điều cần phải lưu ý như điều kiện đất đai, giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sinh trưởng của cây, giống trồng ... trong đó, quan trọng nhất là chủng loại, liều lượng phân bón theo từng giai đoạn sinh trưởng để đáp ứng tốt nhất yêu cầu của cây và cách bón thích hợp để cây sử dụng được nhiều nhất. Cây hút chất dinh dưỡng chủ yếu qua rễ, đồng thời cũng có thể hấp thu một lượng ít qua lá. Vì vậy, để góp phần cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây, nhất là các chất vi lượng cần thiết,
người ta thường dùng dưới dạng phân bón qua lá. Nói cách khác, phân bón qua lá chủ yếu là các chất vi lượng, do cây cần với số lượng rất ít nên bón qua lá sẽ có hiệu quả cao hơn và đỡ lãng phí hơn nhiều so với bón qua đất. Cây cũng có thể hấp thu chất đa lượng qua lá, nên trong nhiều loại phân bón qua lá, ngoài các chất vi lượng, người ta cũng cho thêm các chất đa lượng để cung cấp thêm cho cây.
Trong trồng trọt, việc sử dụng phân bón qua lá đã trở thành phổ biến và có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây. Trong trường hợp cây có biểu hiện sinh trưởng kém do thiếu chất vi lượng hoặc ở những giai đoạn phát triển mà nhu cầu các chất vi lượng nhiều thì việc phun phân bón qua lá có tác dụng như một chất kích thích sinh trưởng. Tuy vậy, về cơ
chế thì tác dụng kích thích của phân bón lá khác với các chất điều hoà sinh trưởng. Tác dụng của phân bón lá là cung cấp chất dinh dưỡng cho các quá trình sống tiến hành tốt hơn, còn chất điều hoà sinh trưởng giữ vai trò điều khiển sự tiến triển và chuyển hóa các quá trình đó. Hai mặt tác động này đều rất cần thiết và có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, nhưng không thể thay thế cho nhau mà cần phối hợp với nhau.
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng, phát triển của cây na
Công thức
Lộc Xuân Lộc Hè Hoa Thu hoạch quả
Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Kết Thúc CT1(ĐC) 2/3 16/4 15/5 22/7 21/3 15/5 15/7 5/8 CT2 13/2 11/4 7/5 21/7 4/3 20/5 16/6 28/8 CT3 20/2 10/4 6/5 22/7 10/3 19/5 21/6 30/8 CT4 9/2 2/4 3/5 20/7 21/2 2/5 22/6 10/8 * Ghi chú: CT1(ĐC): Phun nước lã
CT2: Phun Botrac CT3: Phun HPC CT4: Phun Atonik
Qua bảng 3.17 cho thấy công thức 1 (đối chứng) cây ra lộc xuân muộn nhất (ngày 2/3), nên thời gian ra hoa muộn nhất (ngày 21/3), thời gian quả chín muộn nhất và kết thúc thời gian thu quả sớm (ngày 5/8). Công thức 4 phun phân bón lá Atonik cây na ra lộc sớm nhất (ngày 9/2), thời gian ra hoa sớm, thu hoạch quả sớm và kết thúc thu hoạch quả sớm (ngày 10/8). Phun phân bón lá Botrac, HPC có thời gian ra lộc muộn hơn công thức 4 từ 4- 11 ngày, nhưng lại có thời gian thu hoạch quả kéo dài hơn từ 18 - 20 ngày. Như vậy phun phân bón qua lá có ảnh hưởng rất lớn đến thời gian ra lộc, ra hoa và thời gian kết thúc thu hoạch quả của na. Qua biểu trên ta thấy công thức 2, công thức 3 có thời gian kết thúc thu hoạch quả muộn và phù hợp cho việc dải vụ thu hoạch.
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến sinh trưởng lộc của na Công thức Lộc Xuân Lộc Hè Lộc Thu Số lượng lộc (lộc/cây) Chiều dài lộc (cm) Đường kính lộc (mm) Số lá/lộc (lá/lộc) Số lượng lộc (lộc/cây) Chiều dài lộc (cm) Đường kính lộc (mm) Số lá/lộc (lá/lộc) Số lượng lộc (lộc/cây) Chiều dài lộc (cm) Đường kính lộc (mm) Số lá/lộc (lá/lộc) CT1(ĐC) 298,1 13,2 4,1 8,4 254,5 38,6 6,6 18,2 208,4 25,2 5,4 14,3 CT2 369,8 16,4 4,9 11,6 258,3 46,5 8,3 23,5 212,1 31,6 6,8 18,2 CT3 360,7 16,1 4,8 11,1 255,1 45,3 8,1 22,7 215,4 31,7 6,6 18,1 CT4 401,2 18,6 5,5 12,4 283,2 50,5 9,7 25,3 235,5 38,0 7,9 21,6
Số liệu bảng 3.18 cho thấy số lộc thay đổi khác nhau qua từng công thức. Công thức 4 có số lộc nhiều hơn các công thức còn lại (401,2 lộc), có chiều dài và đường kính lộc lớn nhất. Công thức 1 có nhiều chỉ tiêu thấp nhất (lộc xuân 298,1; chiều dài lộc xuân 13,2cm; đường kính lộc xuân 4,1mm). Như vậy phân bón lá có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thân lá của cây, vì chứa một số chất vi lượng mà trong đất, trong phân bón không có. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nên áp dụng phù hợp với đặc tính của từng loại phân vào từng mục đích sử dụng khác nhau.
3.2.4.2. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến năng suất và một số yếu tố cấu thành năng suất
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất na Chỉ tiêu CT Tỷ lệ đậu quả (%) Số quả trên cây (quả) Khối lượng quả (g) Năng suất na (tạ/ha) CT1(ĐC) 45,8 42,8 170 80,0 CT2 70,7 45,0 200 98,7 CT3 71,5 45,5 198 99,2 CT4 33,5 33,8 200 74,5 CV% 1,2 4,4 1,3 3,5 LSD0.05 1,27 3,62 5,06 6,23 P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
Phân bón qua lá ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ đậu quả, số quả trên cây, khối lượng quả và năng suất ở mức tin cậy 95% (với P<0,05).
Tỷ lệđậu quả giữa các công thức có sự sai khác rõ rệt ở các công thức thí nghiệm so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Tỷ lệ đậu quả của các công thức thí nghiệm dao động từ 33,5% (công thức 4) đến 71,5% (công thức 3). Tỷ lệđậu quả đạt cao nhất là 71,5% (công thức 3) cao hơn công thức đối chứng 25,7%, công thức 4 có tỷ lệ đậu quả là 33,5% thấp hơn đối chứng, công thức 2 có tỷ lệđậu quả cao hơn đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Số quả trên cây của các công thức thí nghiệm có sự dao động giữa các công thức từ 33,8 quả/cây (công thức 4) đến 45,5 quả/cây (công thức 3). Số
quả/cây giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cây 95% (P<0,05). Công thức 3 có số quả/cây cao nhất 45,5 quả, cao hơn đối chứng 11,7 quả/cây, công thức 4 có số quả trên cây là 33,8 quả thấp hơn đối chứng.
Khối lượng quả (g) của các công trong thí nghiệm dao động từ 170 đến 200 g/quả. Khối lượng quả giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cây 95% (P<0,05). Công thức 2 và công thức 4 có khối lượng quả cao nhất 200g, cao hơn đối chứng 30g, công thức còn lại có khối lượng quả cao hơn đối chứng.
Năng suất na ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt ở mức tin cậy 95%. Năng suất na dao động từ 74,5 tạ/ha (công thức 4) đến 99,2 tạ/ha (công thức 3). Công thức đạt năng suất cao nhất là công thức 3 (99,2 tạ/ha) cao hơn đối chứng 19,2 tạ/ha, công thức 4 năng suất đạt 74,5 tạ/ha thấp hơn đối chứng, công thức còn lại có năng suất cao hơn đối chứng, ở mức tin cậy 95%.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy dùng Botrac và PHC năng suất đều tăng lên rõ rệt so với đối chứng; phun phân bón qua lá Atonik làm cho cây tăng nhanh về thân lá do đó tỷ lệ đậu quả thấp, năng suất giảm.
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến chất lượng na
Chỉ tiêu CT Chiều cao quả (cm) Đường kính quả (cm) Số hạt/quả (hạt) Số mắt/ quả (mắt) Tỷ lệ phần ăn đươc (%) Độ Brix (%) CT1(ĐC) 6,7 6,6 54,4 94,0 56,7 23,6 CT2 8,4 8,2 56,0 99,4 66,4 24,2 CT3 8,1 8,1 56,0 100,5 67,0 25,3 CT4 7,9 7,8 55,0 97,8 63,4 19,7 CV% - - 1,6 1,3 1,2 1,0 LSD0.05 - - - 2,63 1,55 0,44 P - - >0,05 <0,05 <0,05 <0,05
Do có các chất vi lượng, phân bón qua lá giúp tăng chất lượng và giá trị
thương phẩm của sản phẩm như tăng lượng đường, quả ngọt và đẹp mã ... Để
cây ăn quảđạt năng suất cao, có chất lượng ngon thì phân bón là yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, tình hình sử dụng phân bón của nông dân rất khác nhau. Trong thực tế sản xuất, nhiều nông dân thường bón phân chưa hợp lý. Nông dân có thói quen bón nhiều phân đạm, không chú ý nhiều đến phân lân và kali. Việc bón phân không hợp lý (nhất là bón nhiều phân đạm) có thể làm cho cây khó ra hoa, đậu trái. Nếu bón nhiều đạm trong giai đoạn nuôi trái có thể làm cho trái to, năng suất tăng nhưng chất lượng trái sẽ giảm, hiệu quả sản xuất không cao.
Qua bảng 3.20 cho thấy số hạt/quả không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm (P>0,05). Như vậy trong điều kiện thí nghiệm, phân bón qua lá không ảnh hưởng nhiều đến số hạt trên quả.
Số mắt/quả của các công trong thí nghiệm dao động từ 94 mắt (công thức 1) đến 100,5 mắt (công thức 3). Số mắt/quả giữa các công thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Công thức 3 có số mắt/quả cao nhất 100,5 mắt, cao hơn đối chứng 6,5 mắt, các công thức còn lại đều có số mắt/quả cao hơn đối chứng.
Tỷ lệ phần ăn được có sự dao động giữa các công thức thí nghiệm từ
56,7% (công thức 1) đến 67% (công thức 3). Tỷ lệ phần ăn được giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cậy 95% (P<0,05). Công thức 3 có tỷ lệ phần ăn được cao nhất 67%, cao hơn đối chứng 10,3%, các công thức còn lại đều có tỷ lệ phần ăn được cao hơn đối chứng.
Độ Brix có sự dao động giữa các công thức thí nghiệm từ 19,7% (công thức 4) đến 25,3% (công thức 3). Độ Brix giữa các công thức só sự sai khác rõ rệt so với đối chứng ở mức tin cây 95% (P<0,05). Công thức 3 có độ Brix cao nhất 25,3%, cao hơn đối chứng 1,7%, công thức 4 có độ Brix là 19,7% thấp hơn
đối chứng, công thức còn lại có độ Brix cao hơn đối chứng.
Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của việc bón phân qua lá cho cây na TT Công thức Thu (1000đ) Chi (1000đ) Thu - Chi (1000đ)
1 CT1(ĐC) 183.810 76.230 107.580
2 CT2 237.600 82.060 155.540
3 CT3 241.120 82.060 159.060
4 CT4 162.910 81.400 81.510
Số liệu bảng 3.21 cho thấy: khi chi phí đúng mục đích thì lợi nhuận tăng lên
đáng kể. Công thức 2, công thức 3 có chi phí tăng lên 5.830.000 đồng so với đối chứng (thuốc BVTV+ công phun thuốc), mang lại lợi nhuận là 47.960.000 đồng (CT2 so với CT1), 51.480.000 đồng (CT3 so với CT1).
Đây là con số không nhỏđối với người nông dân sản xuất nông nghiệp, họ
lấy công làm lãi. Chi phí không mang lại hiệu quả thì có hại như việc ta sử
dụng phân Atonik làm cho năng suất giảm, chất lượng giảm, dẫn đến lợi nhuận giảm so với đối chứng là 26.070.000 đồng.
Tóm lại: Kết quả nghiên cứu một số loại phân bón qua lá cho na cho thấy: trong điều kiện thí nghiệm sử dụng phân bón qua lá HPC cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận
- Lục Nam có diện tích trồng na là 1.710 ha, kỹ thuật canh tác na chủ
yếu là quảng canh và theo kinh nghiệm nên năng suất và hiệu quả chưa cao, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho cây na là rất cần thiết để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng na.
- Đốn tỉa vào tháng 2, các cành lộc sinh trưởng khoẻ hơn, có đường kính các đợt lộc lớn nhất, thời gian từ khi ra lộc đến ra hoa ngắn và tập trung hơn, tỷ lệ đậu quả cao nhất (43,5%), số quả trên cây cao nhất (57,8 quả), năng suất cao nhất (134,8 tạ/ha), tỷ lệ phần ăn được cao nhất (66,9%), độ Brix cao nhất (25,3%).
- Đốn lửng: cây na ra hoa khá tập trung (bắt đầu 4/3, kết thúc 20/5), tỷ
lệ đậu quả cao nhất (51,5%), số quả trên cây nhiều nhất (52,1 quả), năng suất
đạt cao nhất (110,6 tạ/ha), độ Brix cao nhất (25,1%).
- Thụ phấn bổ sung bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng đã hé nở có tỷ lệ đậu quả cao nhất (85,5%), số quả trên cây cao nhất (48,4 quả/cây), khối lượng quả cao nhất (200,5g), năng suất đạt cao nhất (106,9 tạ/ha), tỷ lệ phần ăn được cao nhất (73,5%).
- Dùng phân bón qua lá HPC có tỷ lệ đậu quả cao nhất (71,5%), số
lượng quả trên cây lớn nhất (45,5 quả/cây), năng suất cao nhất (99,2 tạ/ha), tỷ
lệ phần ăn được cao nhất (67,0%), độ Brix cao nhất (25,3%).
2. Đề nghị
- Nên áp dụng phương pháp đốn lửng đối với cây na; đốn vào giữa tháng 2; thụ phấn bổ sung bằng phấn lấy từ hoa mầu trắng đã hé nở; sử dụng phân bón qua lá HPC để tăng năng suất và chất lượng na.
- Cần có nghiên cứu về phương pháp đốn tỉa với cây na ở các tuổi khác nhau; thời gian thụ phấn bổ sung cho na trong ngày và cách thụ phấn để đem lại hiệu quả cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sổ tay trồng và chăm sóc một số
loại cây ăn quả, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2004.
2. Chi cục thống kê huyện Lục Nam, Niên giám thống kê huyện Lục Nam
2008 - 2010, 2010 - 2012, 2012 - 2014.
3. Nguyễn Mạnh Chinh, Nguyễn Đăng Nghĩa. Trồng - chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Nhãn - Chôm chôm - Mãng cầu, quyển 3, Nxb Nông Nghiệp, TP.HCM 2006.
4. Trần Bá Cừ, Minh Đức. Thuốc nam chữa bệnh từ rau, hoa, củ, quả - Tập 2 Quả làm thuốc. Nxb Phụ nữ, 2007, 250tr.
5. Phạm Văn Côn, Phạm Thị Hương, Thiết kế VAC cho mọi vùng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 2004.
6. Đường Hồng Dật, Nghề làm vườn cây ăn quả ba miền, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, 2000.
7. Bùi Thanh Hà, Phương pháp nhân giống cây ăn quả, nhà xuất bản Thanh Hóa, 2001.
8. Vũ Công Hậu, Trồng CĂQ ở Việt Nam, Nhà xuất bản nông Nghiệp TP, Hồ Chí Minh, 1996.
9. Vũ Công Hậu. Trồng mãng cầu. Nxb Nông Nghiệp, 1996.
10.Vũ Công Hậu. Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp TP Hồ
Chí Minh, 2000, 487tr.
11.Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài. Hưỡng dẫn trồng, chăm sóc táo-bưởi-hồng- na. Nxb Lao động, Hà Nội, 2005.
12.Trần Thế Tục, Hoàng Ngọc Thuận, Nhân giống cây ăn quả (chiết, ghép, giâm cành, tách chồi), Nhà xuất bản nông Nghiệp- Hà Nội, 1991.
13.Trần Thế Tục, Kỹ thuật trồng và chăm sóc Xoài, na, hồng xiêm. Nxb
14.Trần Thế Tục, Cao Anh Long; Phạm Văn Côn; Hoàng Ngọc Thuận; Đoàn Thế Lư. Giáo trình cây ăn quả. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1998, Tr 268.