Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 43)

- Thời gian bắt đầu và kết thúc một đợt lộc: đánh dấu 4 cành ở 4 phía trên cây để tiến hành theo dõi thời gian ra lộc và kết thúc.

+ Bắt đầu ra lộc (xuân, hè, thu): Là ngày theo dõi thấy trên cành theo dõi có lộc ra được 1cm.

+ Kết thúc ra lộc (xuân, hè, thu): Là ngày theo dõi thấy trên cành theo dõi không ra lá non.

- Chiều dài cành lộc (cm): Đo từ điểm đầu đến điểm cuối mút cành bằng thước mét.

- Đường kính cành lộc (mm): Đo ở điểm giữa cành lộc khi lộc đã già bằng thước panme.

- Số lá/cành lộc: Đếm toàn bộ số lá từ đầu cành đến cuối mút cành lộc. - Thời gian nở hoa:

+ Thời gian hoa bắt đầu nở: Tính từ khi có 10% số hoa nở. + Thời gian hoa nở rộ: Tính từ khi có 50% số hoa trên cây nở.

+ Thời gian kết thúc nở hoa: Tính từ khi có 80% số hoa trên cây tàn. - Tỷ lệ đậu quả: Số quảđậu/số hoa theo dõi.

- Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất.

+ Năng suất (lý thuyết) = Số quả/cây x khối lượng quả x số cây/ha + Số quả trên cây (quả/cây): Đếm toàn bộ số quả có trên cây theo dõi. + Khối lượng quả (gam/quả): Cân toàn bộ số quả thương phẩm, tính trung bình.

+ Kích thước quả (cm): Chiều cao quả, đường kính quả

Chiều dài và đường kính quả được đo bằng kẹp palme với độ chính xác 0,1mm. Mỗi chỉ tiêu đo từ 30-50 quả.

- Đánh giá chất lượng quả: Mỗi công thức lấy 5 quả để tính toán các chỉ tiêu:

+ Đếm số hạt/quả; số mắt/quả

Khối lương phần ăn được

+ Tỷ lệ phần ăn được (%) = x 100 Khối lượng quả

+ Phân tích độ Brix (%): Đo bằng Digital Refractometer cầm tay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)