Nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 35)

Việc bón lót trước khi trồng tùy thuộc vào từng loài và dinh dưỡng của

đất trồng. Ở Venezuela thường bón cho mỗi hố trồng soursop 250g phân NPK tổng hợp 10-10-15 hoặc 10-15-15 và 5 kg phân hữu cơ (Araque, 1971). Cần

điều chỉnh pH đất tới 6,0 bằng bón đô- lô- mit hoặc vôi bột (Trần Thế Tục, 2008) [16].

Ở Ấn Độ phân bón cho cây vào đầu mùa mưa với tỷ lệ 250g N + 125 g P + 125g K cho 1 cây (Anon, 1981). Việc bón phân cho na căn cứ vào tuổi cây và tùy từng loài. Ibar (1979) khuyến cáo bón phân cho cherimoya trong giai đoạn chưa cho quả (1-3 năm tuổi) như sau: cây 1 năm tuổi: 240g N + 120g P + 120 g K; cây 2 năm tuổi: 360 g N + 180g P + 180g K; cây 3 năm tuổi: 480g N + 240g P + 240g K (cho 1 cây/năm) (Trần Thế Tục, 1994) [13].

Ngoài phân tích đất, phân tích lá để bón phân cho na cũng đã được áp dụng ở nhiều nước (Mengel & Kirkby, 1987, Gonzalez & Esteban, 1974, Lapros, 1991). Hàm lượng các nguyên tốđa lượng và vi lượng biểu hiện trong lá khi đủ dinh dưỡng hoặc thiếu phụ thuộc vào từng loài, ví dụ: Loài cherimoya, hàm lượng các nguyên tố N,P,K trong lá cây bình thường đủ dinh dưỡng là: 1,9 - 0,17 - 2,0%; ở cây thiếu dinh dưỡng là 0,72 - 0,09 - 1,00%; Loài soursop: cây đủ dinh dưỡng là 1,76 - 0,29 - 2,6% và cây thiếu dinh dưỡng là 1,10 - 1,11 - 1,26%. Loài sugar apple cây đủ dinh dưỡng N là 2,8 - 3,4; P: 0,34 ; K: 0,87 - 2,47%; cây thiếu dinh dưỡng N là 1,9 - 2,8; P: 0,17 - 0,19 và K là 0,75 - 1,66 (Mengel & Kirkby, 1987) [26].

Kích thước quả, màu sắc, hình dạng và vị quả là những đặc điểm chất lượng đều bị ảnh hưởng do thiếu dinh dưỡng (Mengel & Kirkby, 1987). Undurraga et al (1995) báo cáo rằng nếu bón 4,14 - 6,72 kg N (dạng urea)/cây cherimya giống “Concha Lias” ở Colombia thì TSS là thấp nhất, thịt quả cứng và nhiều a xít. Ông khuyến cáo nếu bón 4,14 kg N/cây sẽ làm giảm chất lượng quả khi bảo quản (Mengel & Kirkby, 1987) [26].

Quả na chứa hàm lượng kali rất cao nên để tránh tình trạng thiếu kali

ảnh hưởng đến chất lượng quả, thì hàm lượng kali trong lá nên duy trì ở mức 1,0% (Torres & Sanchez, 1992; Pinto & Silva, 1996) [28;30].

Đối với cây trong giai đoạn đã cho quả, người ta đã tính được rằng lượng dinh dưỡng trong đất bị lấy đi từ quả phụ thuộc vào loài, giống và năng suất (Mengel & Kirkby, 1987). Guirado (1999) nghiên cứu vườn cherimoya với mật độ 156 cây/ha và năng suất 89,7 kg/cây, khi phân tích 1kg quả thấy tổng số lượng dinh dưỡng là 6,8g N; 0,3g P; 2,7g K; 0,6g Ca; 1,9g Mg (Mengel & Kirkby, 1987) [26].

Để cây na sớm cho quả và năng suất cao cần bón kết hợp giữa phân hữu cơ và vô cơ đủ số lượng và đáp ứng nhu cầu của cây ở các thời kỳ

sinh trưởng, ra hoa kết quả trong năm, có thể bón theo liều lượng và thời vụ như sau:

Bảng 1.2. Lượng phân bón cho na theo tuổi cây Tuổi cây Loại phân Lượng bón (kg/cây) 1 – 4 năm 5 - 8 năm Trên 8 năm Hữu cơ 15 – 20 2 – 25 30 – 40 Đạm Ure 0,6 - 0,8 1,0 - 1,5 1,5 - 2,0 Supe lân 0,3 - 0,4 0,5 - 0,8 0,7 - 1,0 Clorua kali 0,2 - 0,3 0,5 - 0,7 0,7 - 1,0

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2004 - Sổ tay trồng và chăm sóc một số loại cây ăn quả) [1]

Bảng 1.3. Thời vụ bón cho na Lần

bón Tháng Mục đích

Lượng bón mỗi lần (% so với cả năm) Hữu

Supe

lân Đạm Ure Clorua kali

1 2 - 3 Đón hoa, đón lộc - - 50 30

2 6 - 7 Nuôi quả, cành - - 50 40

3 10 - 11 Bón lót kết hợp

đổđất quanh gốc 100 100 - 30

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp &PTNT, 2004 - Sổ tay trồng và chăm sóc một số loại cây ăn quả)[1]

Cách bón: Cuốc rãnh hoặc hố quanh tán. Nếu bón thúc thì cuốc nông 10cm, bón lót cuối năm cuốc rộng 20cm, sâu 30cm, bón xong lấp đất.

1.7.2. Nghiên cu v các bin pháp điu khin sinh trưởng phát trin, ra hoa, đậu qu và tăng năng sut na

1.7.2.1. Điều khiển ra hoa trái vụ cho na

Đây là một yêu cầu của thị trường làm sao để có thể kéo dài thời gian thu hoạch na hàng năm. Điều khiển ra hoa trái vụ cũng là một khâu trong quy trình kỹ thuật thâm canh na. Đặc điểm của Na là sau khi rụng lá, cành sẽ nảy chồi lá mới, trên đó có mang theo hoa. Tùy từng vùng mà có cách xử lý ra hoa rải vụ như sau:

Ở những vùng khô hạn cục bộ trong năm có thể thông qua việc điều tiết nước kết hợp với việc bón phân như kiểu "xiết nước" với vườn quýt ởđồng bằng sông Cửu Long, làm cho cây ra hoa chậm lại (Đường Hồng Dật, 2000) [6].

Để tự nhiên na rụng lá vào tháng 12 - 1, ra hoa, quả vào tháng 5 - 6, chín vào tháng 9. Muốn na ra hoa sớm, kết quả vào tháng 4, thu hoạch vào 5 - 15/8 thì cần thực hiên đồng thời một số biện pháp kỹ thuật sau:

Sau thu hoạch tỉa bỏ cành la, cành vóng, cành sâu bệnh để tán thông thoáng. Vào tháng 11 vặt hết lá xanh trên tán. Có thể dùng thuốc dấm hoa quả

(dung dịch Ethylen 40%), pha 1 lọ 5ml với 3 lít nước, phun ướt tán. Sau 10 - 15 ngày thì na sẽ rụng hết lá. Vào đầu tháng 2, cần tưới ẩm, bón thúc phân sớm. Bón mỗi cây 20 - 30 kg phân chuồng hoai mục và 3 - 10kg NPK (5:10:3) đồng thời giữ ẩm liên tục, cây sẽ ra hoa và kết quả vào tháng 4 như ý muốn, (Trần Thế Tục, 2008) [16].

Kinh nghiệm trồng na ở Thái Lan, người ta còn kết hợp việc cắt tỉa với tuốt lá để làm cho hoa ra muộn hơn. Thường cắt tỉa vào tháng 5 chọn cắt những cành non, chỉ để lại đoạn cành bánh tẻ có màu xanh nâu. Sau đó tuốt hết lá, cành này sẽ mọc chồi mới có hoa và quả thu hoạch vào tháng 10 - 11. Các biện pháp làm cho na ra quả trái vụ đều có kết hợp với việc bón phân và tưới nước.

1.7.2.2. Thu hoạch

Na dai khi đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh là quả đã già, cần thu hoạch ngay, mùa thu hoạch bắt đầu vào tháng 6 cho đến tháng 9 - 10 âm lịch. Từ khi bắt đầu nở hoa tới khi thu hoạch là 110 - 120 ngày. Quả cho thu hoạch sớm hay muộn phụ thuộc nhiệt độ, điều kiện cung cấp nước tưới ở nơi trồng. Nhiệt độ cao, nước đầy đủ thì quả to và sớm thu hoạch hơn, (Trần Thế

Tục, 2008) [16].

Quả hái lúc đã già: Na mở mắt, khe hở giữa các mắt nông và hạt có màu nâu hoặc nâu đen. Dùng kéo cắt sao cho quả mang theo một đoạn cuống. Quả na già hái về, bảo quản ở nhiệt độ 25 - 30oC sau 2 - 3 ngày là chín.

Với na xiêm: thu hoạch khi vỏ quả từ màu xanh tối, bóng chuyển sang vàng và kém bóng đi một chút, rõ hơn nữa là các gai trên lưng mỗi múi tách nhau ra và trương nước. Khác na dai, na xiêm hầu như chín quanh năm, (Trần Thế Tục, 2008) [16].

Thường dùng nhiệt độ thấp để bảo quản, đểđảm bảo được cảm quan và chất lượng quả tốt nhất là bảo quản trong nhiệt độ 15 - 20oC, độẩm không khí 85 - 90%. Trước khi bảo quản cần dùng 0,5 - 1,0 g/lít Benlate xử lí quả trong 5 giây hay 500mg/lít Carbendazin ngâm trong 1 phút để chống nấm bệnh làm thối quả, (Trần Thế Tục, 2008) [16].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)