Phương pháp tổng hợp và xử lý kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 52)

- Phương pháp thống kê toán học.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nghiên cứu hiện trạng và các yếu tố hạn chế trong sản xuất na tại Lục Nam

3.1.1. Hin trng sn xut na ti huyn Lc Nam

Tỉnh Bắc Giang có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển các loại cây ăn quả, nhiều sản phẩm hoa trái đã có thương hiệu và uy tín trên thị trường như: Vải thiều Lục Ngạn, na dai Lục Nam … Hiện trạng về diện tích, sản lượng na và một số cây ăn quả khác trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả tỉnh Bắc Giang Năm

Cây

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Nhãn 1.400 1.962 2.011 2.120 4.219 8.069 8.310 10.568 Vải 35.915 35.410 34.643 33.472 116.253 218.289 155.324 135.449 Na 2.441 2.480 2.485 2.485 13.181 14.632 16.649 17.643 Xoài 440 440 470 493 1.973 2.001 2.060 2.165 Dứa 950 919 892 905 9.690 9.188 9.207 9.263 Hồng 1.150 1.087 843 701 5.175 4.830 4.310 3.675

(Nguồn: UBND huyện Lục Nam, 2014) [19]

Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy diện tích, sản lượng cây vải, dứa, hồng có xu hướng giảm dần qua các năm, nguyên nhân chính là do năng suất và giá cả

không ổn định, được mùa thì dớt giá, tiêu tụ khó khăn nên người nông dân chặt bỏ và chuyển đổi dần sang các loại cây trồng khác. Mặt khác trong những năm qua lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã có chủ trương chỉ đạo chuyển đổi diện tích vải trồng trên đồi cao sang trồng rừng kinh tế. Diện tích na, nhãn (nhất là nhãn chín muộn) tăng dần qua các năm do giá cả tương đối cao, tiêu thụ khá thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao hơn. Diện tích cây na tăng không

đáng kể qua các năm nhưng sản lượng có bước tăng đột biến điều này cho thấy người dân Bắc Giang quan tâm đầu tư cho sản xuất na và trình độ thâm canh đã có bước chuyển biến đáng kể.

Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có 2/3 diện tích đất tự

nhiên là đồi núi, có sông Lục Nam chảy qua bồi đắp phù sa cho những dải đất ven sông tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế vườn đồi với nhiều loại cây trồng đa dạng phong phú như: Vải thiều, hồng, nhãn, na, xoài, cam… Hiện trạng về diện tích, sản lượng na và một số cây ăn quả khác trên địa bàn huyện Lục Nam được thể hiện qua bảng 3.2.

Bảng 3.2: Diện tích, sản lượng một số cây ăn quả tại huyện Lục Nam Năm

Cây

Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Nhãn 500 540 560 600 50 3.915 2.100 2.826 Vải 6.550 6.200 6.200 6.150 18.000 45.000 30.000 25.000 Na 1.700 1.700 1.710 1.710 9.350 10.200 10.602 12.312 Xoài 130 125 120 115 490 500 558 599 Dứa 200 250 320 350 2.800 2.800 8.000 9.450 Hồng 428 245 212 182 1.778 1.016 1.050 930

Số liệu bảng 3.2 (Chi cục Thống kê Lục Nam, 2014)[2] cho thấy diện tích, sản lượng cây vải, xoài, hồng trên địa bàn huyện Lục Nam đều giảm qua các năm. Vải thiều đang là cây trồng chủ lực, với diện tích lớn, tuy nhiên do năng suất không ổn định, giá cả bấp bênh, chăm sóc và thu hoạch vất vả, tiêu thụ nhiều khi không thuận lợi nên trong những năm qua diện tích giảm dần.

Đối với cây na, dứa diện tích, sản lượng đều tăng qua các năm. Các cấp chính quyền và người dân huyện Lục Nam đã quan tâm đến phát triển sản xuất cây na, cụ thể: năm 2012 UBND huyện đã đầu tư kinh phí lập quy hoạch vùng sản xuất cây na dai của huyện với quy mô 1.650 ha; năm 2014 hỗ trợ xây dựng

đăng ký nhãn hiệu tập thể na dai Lục Nam và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể; thành lập Hợp tác xã sản xuất na Lục Nam.

3.1.2. Hin trng v k thut trng và chăm sóc na

- Hiện trạng về gieo hạt, cách trồng và thời vụ trồng na:

+ Gieo giống: Hiện nay trên địa bàn huyện Lục Nam các hộ dân đều nhân giống bằng phương pháp gieo hạt. Trước khi vào mùa gieo hạt các hộ

lựa chọn quả na ở những cây na sai quả nhiều năm, quả to, ăn ngon, chọn quả

ngoài tán, quả chính vụ đem ăn lấy hạt làm giống. Hạt sau khi lấy được rửa sạch hong khô rồi cất giữ vào nơi thoáng mát. Người dân chủ yếu tiến hành gieo hạt vào tháng 10 (tháng 9 âm lịch). Hạt trước khi gieo được đập nhẹ cho nứt vỏ tiến hành gieo trên luống đã được lên sẵn, khi cây con đạt chiều cao 15- 20cm thì tiến hành đánh vào bầu hoặc để trên luống khi cây đạt từ 4 tháng tuổi trở lên thì đánh đem đi trồng. Kích thước bầu ươm cây na phụ thuộc vào thời gian để trong bầu ngắn hay dài có thể dùng bầu 7cm x 20-25cm, thậm chí có hộ nông dân còn dùng vỏ bao xi măng để làm bầu.

+ Kỹ thuật trồng: trước khi trồng một tháng đa số người dân tiến hành cuốc hố trồng na với kích thước 30cm x 30cm x 30cm, bón lót phân chuồng sau đó mới đem cây ra trồng; một số hộ không cuốc hố mà đặt bầu cây na giống lên mặt đất sau đó vun đất, phân bón vào xung quanh bầu.

+ Thời vụ trồng na: phổ biến từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, vườn trồng được bố trí theo hàng, một số hộ bố trí theo kiểu nanh sấu. Mật độ trồng dày từ 1.000 - 1.200 cây/ha với khoảng cách không xác định phụ thuộc vào địa hình cụ thể, thường trồng với khoảng cách hàng cách hàng là 3m x 3m, cây cách cây là 2m x 2m. Một số hộ nông dân trồng na với mật

độ rất dày, sau vài năm khi cây na khép tán thì người ta tiến hành tỉa thưa bớt

đi một số cây cho đỡ bị vóng do thiếu ánh sáng. - Hiện trạng về chăm sóc bón phân cho na:

Hàng năm, khi vườn na thu hoạch xong việc chăm sóc cho cây bao gồm các khâu: đốn tỉa, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh. Kết quả điều tra và phỏng vấn người dân về việc áp dụng các kỹ thuật trong thâm canh cây na

Bảng 3.3. Tổng hợp các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong thâm canh cây na của các hộ nông dân ở huyện Lục Nam

Nội dung công việc thực hiện Tỷ lệ hộ 1. Cắt tỉa cành sau thu hoạch

- Có thực hiện 32%

- Không thực hiện 68%

2. Đốn cây (để chiều cao từ 1,5 - 1,8m), cây sẽ phát triển nhiều cành mới, nhiều lộc và hoa hơn

- Có thực hiện 36% - Không thực hiện 64% 3. Thụ phấn bằng tay - Có thực hiện 28% - Không thực hiện 72% 4. Dùng sản phẩm kích thích sinh trưởng - Có thực hiện - Không thực hiện 100%

5. Dùng sản phẩm tăng đậu quả

- Có thực hiện 5% - Không thực hiện 95% 6. Dùng phân bón qua lá - Có thực hiện - Không thực hiện 100% 7. Tỉa quả - Có thực hiện 15% - Không thực hiện 85% 8. Làm cỏ, bón phân - Có thực hiện 65% - Không thực hiện 35%

9. Tưới nước bổ sung

Nội dung công việc Tỷ lệ hộ thực hiện - Không thực hiện 95% 10. Che phủ gốc - Có thực hiện - Không thực hiện 100%

11. Phun thuốc bảo vệ thực vật

- Có thực hiện 75%

- Không thực hiện 25%

12. Bón phân

- Có thực hiện 48%

- Không thực hiện 52%

(Nguồn: UBND huyện Lục Nam, 2014) [19]

Qua nội dung tổng hợp trên cho thấy người trồng na ở Lục Nam mới chỉ áp dụng các biện pháp kỹ thuật đơn thuần trong thâm canh cây na. Có 68% số hộ được hỏi và điều tra trong vùng trồng na không thực hiện cắt tỉa cành ngay sau khi thu hoạch quả xong; 74% số hộ không đốn ngọn; 28% số

hộ dân áp dụng biện pháp thụ phấn bổ sung bằng tay; 100% hộ dân không dùng sản phẩm kích thích sinh trưởng và sản phảm giúp quả nhanh lớn; 95% số hộ dân không dùng sản phẩm tăng đậu quả; 35% số hộ không làm cỏ; 95% số hộ không tưới nước; 52% số hộ không bón phân… Tuy nhiên, có nhiều hộ

dân ở các xã: Huyền Sơn, Đông Phú, Nghĩa Phương, Cương Sơn … đã biết tỉa cành, đốn ngọn, dọn cỏ sau khi thu hoạch na xong; bón phân, tưới nước, thụ phấn bổ sung cho na nên đã tạo ra vùng trồng na nổi tiếng của huyện.

- Hiện trạng về phòng trừ sâu bệnh:

Sâu bệnh hại chủ yếu trên cây na Lục Nam là rệp sáp, sâu đục cành, bọ

xít, ruồi vàng; các loại bệnh là thán thư, chết vàng lá và thối rễ. Qua bảng 3.4 tổng hợp về thành phần sâu, bệnh hại na và mức độ gây hại cho thấy có tới 7 loại sâu hại và 2 loại bệnh hại chính với cây na Lục Nam; tại thời điểm điều

tra nghiên cứu mức độ gây hại các vườn na của sâu, bệnh hại là từ mức gây hại nhẹ đến gây hại trung bình. Rệp, muội là đối tượng gây hại trên các bộ

phận lá, hoa, quả làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, ảnh hưởng kha năng thụ phấn thụ tinh, giảm mẫu mã quả. Ruồi đục quả xuất hiện cũng khá phổ biến, nhất là ở các xã chưa có nhiều kinh nghiệm trồng na.

Bảng 3.4: Tổng hợp về thành phần sâu, bệnh hại na và mức độ gây hại TT Thành phần sâu bệnh Bộ phận gây hại Thời gian gây hại Mức độ phổ biến I. Sâu hại 1 Rệp sáp (Planococus citri) Cành, lá Tháng 3 - 12 - 2 Rệp muội (Aphis sp) Lộc non, nụ, hoa Tháng 3 - 11 ++

3 Sâu đo (Agathia sp) Lộc non,lá Quanh năm -

4 Sâu đục thân (Eurythrus champion

white)

Cành, than

cây Tháng 3 - 12 +

5 Bọ trĩ (Platymycterus sieversi reit) Hoa Tháng 4 - 6 + 6 Ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis

Hendel) Quả Tháng 6 - 9 ++

7 Rệp vảy (Unaspis sp) Cành, quả Quanh năm -

II. Bệnh hại

1 Bệnh than thư (Colletotrichum sp) Lá, hoa, quả

non Tháng - 9 ++ 2 Bệnh thối rễ (Fusarium solani) Rễ Tháng 5 - 8 _ * Ghi chú: (-) Xuất hiện lẻ tẻ, gây hại không đáng kể, < 5% tần suất bắt gặp; (+) Xuất hiện ít gây hại nhẹ, 6-25% tần suất bắt gặp; (++) Xuất hiện phổ biến và gây hại trung bình, 26-50% tần suất bắt gặp. (+++): Xuất hiện nhiều và gây hại nặng, >50% tần suất bắt gặp.

(Nguồn: UBND huyện Lục Nam, 2014) [19].

Về phòng trừ sâu bệnh đa số các hộ trồng na chưa nhận biết được các

cho phù hợp với từng đối tượng sâu, bệnh hại cụ thể; các loại thuốc thường

được dùng là Bassa, Actara, Dipterex, Regent, Padan, Sago-Super, Dragon. Một số hộ dân có kinh nghiệm trồng na đã biết tỉa thưa cành trong tán, đốn ngọn, dọn cỏ sau khi thu hoạch để phòng, trừ sâu bệnh hại; bẫy bả ruồi đục quả. Do địa hình phức tạp nên việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại na cũng gặp rất nhiều khó khăn.

- Hiện trạng về đốn tỉa, tuốt lá và thụ phấn cho na của người nông dân: Qua nghiên cứu báo cáo của Trạm Khuyến nông Lục Nam và kết quả điều tra cho thấy một số hộ dân ở các xã: Huyền Sơn, Nghĩa Phương, Cương Sơn,

Đông Phú theo kinh nghiệm và qua học hỏi lẫn nhau nên đã biết đốn tỉa ngọn, cành la, cành vóng, tuốt lá và thụ phấn cho na, các hộ quan tâm đầu tư chăm sóc và thực sự đã làm giầu từ cây na; còn lại đa số các hộ trong vùng quy hoạch trồng na như ở các xã: Lan Mẫu, Bảo Sơn, Thanh Lâm, Tam Dị, Đông Hưng, Trường Giang, thị trấn Đồi Ngô, Chu Điện, Phương Sơn... ít quan tâm

đầu tư, chưa biết áp dụng kỹ thuật đốn tỉa, tuốt lá và thụ phấn bổ sung cho na nên hiệu quả kinh tế thu được không cao.

Bảng 3.5: Tổng hợp về tình hình trồng na tại huyện Lục Nam Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sảng lượng (tấn) Giá bán (1.000đ/kg) Thành tiền (1.000đ) 2009 1.685 5,12 8.635 20 172.700.000 2010 1.700 5,5 9.350 25 233.750.000 2011 1.700 6,0 10.200 25 255.000.000 2012 1.710 6,2 10.602 28 296.856.000 2013 1.710 7,2 12.312 25 307.800.000 2014 1.710 7,7 13.167 23 302.841.000

Qua bảng 3.5 [2] cho thấy diện tích trồng na của Lục Nam những năm qua không tăng lên, tuy nhiên do số hộ đầu tư trồng na theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng nhiều và tuổi cây trưởng thành ngày càng lớn nên sản lượng na liên tục tăng. Chất lượng na Lục Nam được người tiêu dùng đánh giá khá cao, là quả đặc sản của các xã Cương Sơn, Huyền Sơn, Đông Phú ... giá na bán hàng năm khá cao và tương đối ổn định; tiêu thụ thuận lợi.

Tóm lại: Kết quả điều tra đánh giá thực trạng sản xuất na ở Lục Nam cho thấy: Lục Nam có diện tích trồng na khá lớn (1.710 ha) đứng thứ 2 sau diện tích cây vải; na được trồng chủ yếu quảng canh tập trung ở các xã: Nghĩa Phương, Huyền Sơn, Cương Sơn, Đông Phú, Đông Hưng, Lan Mẫu. Đa số

các hộ trồng na xen với các loại cây ăn quả khác, quy mô diện tích nhỏ lẻ, manh mún, trồng tự phát theo phong trào, chăm sóc đơn giản chưa biết áp dụng các kỹ thuật như đốn ngọn, tỉa cành, bón phân vô cơ, thụ phấn, tưới nước, vặt bỏ bớt quả vẹo, chủ yếu làm theo kinh nghiệm để lấy quả phục vụ

cho nhu cầu của gia đình. Gần đây một số hộ nông dân đã biết áp dụng một số

kỹ thuật như đốn tỉa, thụ phấn, bón phân, tưới nước cho na … Tuy nhiên, các kỹ thuật trên mới chỉđược đúc rút qua thực tiễn sản xuất, cách làm cũng có sự

khác nhau giữa các hộ và chưa được nghiên cứu một cách khoa học. Từ thực trạng trên dẫn đến năng suất, chất lượng, mẫu mã quả, giá bán na giữa các vùng trong huyện là không đồng đều. Na trồng ở các xã: Nghĩa Phương, Cương Sơn, Huyền Sơn do đã biết áp dụng một số kỹ thuật nên năng suất cao hơn, mã quả đẹp, giá bán cao và tiêu thụ thuận lợi hơn, được nhiều người trong nước biết đến. Na trồng ở các xã: Lan Mẫu, Thanh Lâm, Bảo Sơn, Bình Sơn … đa số các hộđể cây sinh trưởng, phát triển tự nhiên chưa được áp dụng kỹ thuật canh tác, việc bón phân, tưới nước, làm cỏ cũng rất hạn chế, dẫn đến quả bé vẹo vọ, mẫu mã xấu, năng suất không cao, khó bán và hiệu quả kinh tế

không cao.

Rõ ràng để khắc phục được những hạn chế trong sản xuất na nêu trên, huyện Lục Nam cần phải tổ chức lại sản xuất, không thể làm theo kiểu phong

trào, quảng canh, tự phát, mạnh ai người ấy làm, đồng thời quan tâm xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh xúc tiến thương mại. Đặc biệt là tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của cây na tại Lục Nam, phổ biến áp dụng nhân ra diện rộng trong toàn huyện.

3.2. Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất và chất lượng na ở Lục Nam, Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật đối với cây na tại huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (Trang 43 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)