Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Qui trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 28 - 32)

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

2.3.Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam

Thời gian qua, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra đã trở hành hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, gây nguy hại sức khỏe con người và ảnh hưởng tới môi trường sống

Thời gian qua Nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản luật, pháp lệnh và các quy phạm pháp luật quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, bên cạnh đó công tác kiểm tra, giám sát đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm của các cơ quan chức năng thường xuyên được tổ chức, song tình trạng thực phẩm không an toàn lưu hành trên thị trường vẫn còn rất tràn lan. Và xét đến cùng đối tượng chịu thiệt thòi “tiền mất tật mang” hiện nay vẫn chỉ có người tiêu dùng vì hàng ngày phải đối diện trực tiếp với nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ đồ ăn, thức uống như rau, quả, thịt… Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho mình và cả người thân trong gia đình, mỗi người dân hãy tự bảo vệ lấy mình trước nguy cơ sử dụng thực phẩm không an toàn.

Sơ kết tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm quý II-2008 của Bộ Y tế cho thấy, 6 tháng đầu năm, số vụ ngộ độc giảm 15 vụ so với cùng kỳ năm 2007, nhưng số vụ ngộ độc thực phẩm dẫn tới tử vong ngày càng tăng.

Gần 30% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm. Thực hiện Chỉ thị số 08 của Thủ tướng Chính phủ về việc “ tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm”, từ 15/4 đến 15/5 Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức “ Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2008” trên phạm vi cả nước.

Kết thúc tháng hành động, theo báo cáo của 54/64 tỉnh, thành phố, đã có 5.318 đoàn thanh, kiểm tra từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường đã tiến hành thanh, kiểm tra với tổng số 182.004 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh

doanh thực phẩm trong 302.140 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Trong đó có 134.670 cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng VSATTP (chiếm 74%), đạt yêu cầu cao nhất tại tỉnh Hậu Giang (với tỷ lệ 97%); thấp nhất là tại An Giang với tỷ lệ tương ứng chưa đầy 40%. Cũng trong tháng hành động, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện hơn 33.000 cơ sở vi phạm các quy định về VSATTP, trong đó có 2.151 cơ sở bị phạt với số tiền lên tới gần 1,5 tỷ đồng, có 1.718 cơ sở bị thu giữ hoặc tiêu huỷ sản phẩm thực phẩm; số cơ sở bị tạm đình chỉ hoạt động do không bảo đảm chất lượng VSATTP là 237 cơ sở. Ngoài ra, lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố cũng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 14.578 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát hiện 3.891 cơ sở vi phạm, trong đó số bị phạt tiền là 3.664 cơ sở với tổng số tiền phạt lên tới gần 1 tỷ đồng Tháng hành động vì chất lượng VSATTP được tiến hành hàng năm, theo đó việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm được tăng cường và thực hiện tích cực tại các địa phương, nhưng số vụ ngộ độc thực phẩm vẫn không giảm, thậm chí còn xảy ra nhiều và mức độ nghiêm trọng hơn. Theo Cục trưởng Cục VSATTP Trần Đáng cho biết, ở nước ta, việc kiểm soát về thực phẩm còn rất lơi lỏng, các đơn vị sản xuất thức ăn cho các KCN không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thực phẩm đáng lẽ phải bị rút giấy phép thì chỉ bị xử phạt hành chính. Ví dụ, ở Bình Dương năm nào cũng xảy ra ít nhất 1 vụ ngộ độc tập thể ở KCN, nhưng ngay cả khi có kết luận thanh tra, kiểm tra bếp ăn, dụng cụ chế biến, bảo quản không đạt yêu cầu thì doanh nghiệp cũng chỉ bị nhắc nhở hoặc phạt tiền chứ không bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Mức phạt tiền dành cho các cơ sở vi phạm cũng chưa phù hợp, trường hợp phạt nhiều cũng chỉ từ 15 đến 30 triệu đồng. So với lợi nhuận thu được thì mức phạt một vài trăm ngàn đến một vài triệu đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ và một vài chục triệu đối với các cơ sở lớn không đủ để răn đe. Cục trưởng Trần Đáng cũng cho biết, thói quen ăn uống ở ngoài hàng quán, vỉa hè của người Việt Nam rất phổ biến. Trong khi đó, phần lớn các hàng quán vỉa hè đều mất vệ sinh, thực phẩm ở những nơi này không được bảo quản tốt, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm ngày một tăng cao. Do đó, cách tốt nhất để hạn chế số trường hợp ngộ độc thực phẩm là phải kiểm soát và xử lý thật nghiêm đối với các cơ sở vi phạm.

Chương 3

Một phần của tài liệu Qui trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 28 - 32)