dụng đất
a. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất
Theo số liệu thống kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Hà Quảng là 45.322,66 ha; trong đó có 94,97% diện tích đã đƣợc khai thác đƣa vào sử dụng. Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm đất chính của huyện cho thấy trong những năm gần đây việc sử dụng đất trên địa bàn huyện đã theo xu hƣớng ngày càng hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số vấn đề cần quan tâm:
- Đất nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao chiếm 92,84% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, trong khi đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ còn thấp trong cơ cấu sử dụng đất của huyện mới chỉ chiếm 2,13%. Điều này phản ánh phần nào thực trạng phát triển của các ngành sử dụng đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế.
* Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất
Các loại hình sử dụng đất chính của huyện Hà Quảng tập trung hệ thống canh tác chính là cây lúa, thuốc lá (lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả ...). Hệ thống canh tác lúa, lúa màu, hoa màu, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày khá bền vững và không ngừng đƣợc củng cố thông qua những tiến bộ về giống, đa dạng hóa cây trồng thâm canh do đó đã nâng cao đƣợc giá trị kinh tế. Cây thuốc lá vẫn là thế mạnh của Hà Quảng trong tƣơng lai cần có hƣớng duy trì bền vững và mở rộng thêm diện tích cây trồng này.
Thực hiện giao đất, giao rừng đến từng hộ gia đình, nên trong những năm gần đây tỷ lệ phục hồi rừng ngày một tăng lên, trong tƣơng lai cần có hƣớng phát triển, tăng hiệu quả kinh tế đồi rừng.
* Hiệu quả xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất
Nhìn chung, các loại hình sử dụng đất của huyện đã thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, môi trƣờng sinh thái ở đây. Qua phân tích các loại hình sử dụng đất này đã cho thấy chúng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phƣơng. Nhiều cây trồng ngắn ngày cho năng suất ngày càng tăng và ổn định. Tuy nhiên, quá trình rửa trôi, xói mòn, thoái hóa trên đất dốc còn diễn ra mạnh, nhất là các nhóm đất: xói mòn trơ sỏi đá, đất xám, đất đỏ, đất nâu… Các giải pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, hệ thống canh tác nông lâm kết hợp chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi. Rừng đƣợc phục hồi ngày một nhiều đã góp phần làm giảm ô nhiễm môi trƣờng và tạo cảnh quan thiên nhiên ngày càng đẹp góp phần thu hút khách thăm quan du lịch.
b. Tính hợp lý của việc sử dụng đất
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm qua đã kéo theo việc thay đổi rất lớn trong việc bố trí sử dụng các loại đất. Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2014, diện tích đất nông nghiệp chiếm 92,84%, đất phi nông nghiệp chiếm 2,13%. Nhƣ vậy hầu hết diện tích đất đã đƣợc đƣa vào sử dụng cho mục đích nông nghiệp.
Diện tích các loại đất nông nghiệp tuy phải chuyển một phần để xây dựng phát triển các khu dân cƣ, các cụm, khu công nghiệp và xây dựng hạ tầng cơ sở nhƣng đều dựa trên quan điểm khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả, tiết kiệm quỹ đất và cố gắng bảo vệ chống thoái hoá đất, đáp ứng đƣợc các yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện.
Các loại đất phi nông nghiệp tăng đáng kể đã góp phần làm cho diện mạo huyện ngày càng khang trang hơn, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình phúc lợi công cộng ngày càng đƣợc hoàn thiện hơn… nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang hình thành không những góp phần tăng thu ngân sách cho địa phƣơng mà còn thu hút một lƣợng lớn lao động dƣ thừa ở nông thôn. Đất đai trên địa bàn huyện ngày càng đƣợc quản lý, khai thác triệt để và có hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao đời sống của nhân dân địa phƣơng.
- Một số chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch chƣa thực hiện đƣợc nhƣ đất danh lam thắng cảnh, đất phát triển hạ tầng, đất bãi thải, xử lý chất thải, đất rừng
đặc dụng. Việc không thực hiện đƣợc có nhiều nguyên nhân, nhƣ một số loại đất chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mực, do thiếu vốn để xây dựng các công trình cơ bản, một số diện tích rừng chƣa đƣợc bảo vệ tốt nên vẫn còn tình trạng cháy rừng xảy ra làm mất diện tích rừng.
- Trong quá trình sử dụng đất, việc quản lý chƣa chặt chẽ, nhất là cấp cơ sở đã dẫn đến việc sử dụng đất chƣa hợp lý, kém hiệu quả và còn sai mục đích.
- Chính sách bồi thƣờng tái định cƣ chƣa hợp lý, thiếu đồng bộ, thực hiện thiếu thống nhất cũng là nguyên nhân gây nhiều khó khăn khi Nhà nƣớc thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên cần quan tâm một số vấn đề cơ bản sau: - Cần quy hoạch ổn định diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên cơ sở phù hợp với tiềm năng đất đai của từng khu vực, thực hiện đầu tƣ thâm canh theo chiều sâu, sản xuất tập trung tạo ra sản phẩm hàng hóa theo hƣớng xuất khẩu. Tăng cƣờng có hiệu quả công tác trồng rừng và bảo vệ rừng, duy trì diện tích thành rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ.
- Đầu tƣ phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo chiến lƣợc phát triển dài hạn huyện; tăng cƣờng sức hút đầu tƣ phát triển kinh tế, đô thị bằng những chính sách hợp lý cũng nhƣ ƣu tiên đầu tƣ vốn cho các công trình, dự án trọng điểm.
- Xây dựng và thống nhất giữa các quy hoạch trên địa bàn toàn huyện, quản lý và sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã đƣợc duyệt. Kiên quyết xử lý dứt điểm tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.
- Cụ thể hóa các văn bản pháp luật đất đai của Nhà nƣớc vào tình hình thực tế của địa phƣơng, tăng cƣờng năng lực cho đội ngũ quản lý đất đai cấp cơ sở...
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƢỚNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN HÀ QUẢNG, TỈNH CAO BẰNG