Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, biến động đất đai và đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý huyện hà quảng tỉnh cao bằng (Trang 72 - 73)

* Mục tiêu tổng quát:

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên cơ sở phát huy tối đa mọi tiềm năng thế mạnh và hạn chế các yếu tố không thuận lợi để đƣa Hà Quảng ra khỏi huyện nghèo vào năm 2015, thành huyện trung bình vào năm 2020 và đến năm 2030 trở thành huyện khá của tỉnh, với cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, TTCN- xây dựng, dịch vụ - thƣơng mại và nông nghiệp.

- Giảm mạnh hộ nghèo một cách bền vững, phấn đấu nâng cao mức sống nhân dân, phát triển con ngƣời, nguồn nhân lực chú trọng vào chuyển đổi lao động sang công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp-xây dựng và dịch vụ thƣơng mại, bảo đảm giải quyết tốt các vấn đề quốc phòng, an ninh, xã hội, môi trƣờng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng mạnh tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn.

- Phát triển mạnh kết cấu hạ tầng giao thông, du lịch, cửa khẩu và đô thị làm cơ sở thuận lợi để sản xuất ra nhiều hàng hoá chủ lực nhƣ gạo, ngô, thuốc lá, lạc, thịt gia súc, gia cầm... và vật liệu xây dựng, sản phẩm du lịch quốc gia Pác Pó, bảo vệ môi trƣờng.

* Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu có tăng trƣởng kinh tế cao để thoát nghèo nhanh, thu hẹp tối đa mức chênh lệch thu nhập bình quân/ngƣời của huyện so với mức trung bình của tỉnh vào năm 2015, tiến gần tới mức bình quân của tỉnh về chỉ tiêu thu nhập bình quân/ngƣời vào năm 2020, khá vào năm 2030, trên cơ sở phát triển nguồn lực và xây dựng kết cấu hạ tầng khá, phát triển sản xuất hàng hoá chủ lực là nền tảng cho tăng trƣởng và phát triển.

- Đến năm 2015 dự kiến thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 11 triệu đồng/ngƣời/năm với mức tăng trƣởng trên 15%, đến năm 2020 dự kiến phấn đấu thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt trên 16 triệu đồng/ngƣời/năm với mức tăng trƣởng khoảng 10,6%, đến năm 2030 đạt trên 40 triệu đồng/ngƣời/năm với mức tăng trƣởng khoảng 12%.

- Phấn đấu đến năm 2030 phát triển cơ bản kết cấu hạ tầng-xã hội nông thôn, 100% dân số có đủ nƣớc sinh hoạt, hệ thống thuỷ lợi đảm bảo tƣới tiêu chủ động cho lúa và hoa màu, cơ bản có đƣờng ô tô đến các thôn bản đã đƣợc qui hoạch, đảm bảo cơ bản điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hoá tinh thần, giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc, tỷ lệ phủ sóng phát thanh, truyền hình đạt 100%.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm trung bình khoảng 4-5%, còn khoảng 33,3% năm 2015, giảm xuống khoảng trên 10% vào năm 2020 và đến năm 2030 còn khoảng 5%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30% đến 2015, lên tới 50% đến năm 2020, lên đến 90% năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp đô thị tƣơng ứng xuống dƣới 5%; khoảng 2/3 lao động nông nghiệp sẽ chuyển sang công nghiệp, dịch vụ.

- Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Giữ vững đƣờng biên, mốc giới. Thƣờng xuyên củng cố xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của Tổ quốc, đặc biệt đối với các xã, thôn biên giới, tại các khu vực cửa khẩu, khu du lịch Pác Pó.

- Môi trƣờng đƣợc bảo đảm, nâng cao độ che phủ của rừng lên 80% nhằm điều hoà nguồn nƣớc, bảo vệ đất đai, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý chất thải ở TT.Xuân Hoà, cửa khẩu Sóc Giang, các cụm CN, TTCN, điểm TTCN.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, biến động đất đai và đề xuất định hướng sử dụng đất hợp lý huyện hà quảng tỉnh cao bằng (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)