Phương hướng đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Quá trình hình thành, đặc điểm các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội và giải pháp phát triển (Trang 26 - 27)

Thứ nhất, Đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) kết hợp hài hoà với phát triển công nghiệp với phát triển vùng, lãnh thổ. Để đầu tư phát triển KCN, KCX phát huy tác dụng một cách toàn diện và lâu dài thì cần phải gắn với việc phát triển vùng thông qua việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như hệ thống giao thông, mạng lưới điện dân dụng và điện công nghiệp, bưu chính viễn thông, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống các công trình phúc lợi xã hội, nhà ở, hệ thống xử lý rác thải…

Thứ hai, Thu hút đầu tư để lấp đầy các KCN, KCX đã thành lập: so với các nước trong khu vực thì tỷ lệ lấp đầy các KCN, KCX vẫn còn thấp. Vì vây, cần kiên quyết hướng các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào trong các KCN, KCX, trừ những dự án có những yêu cầu riêng về nguồn nguyên liệu, dự án có công nghệ đặc thù...Vì vậy, cần tạo một môi trường đầu tư hấp dẫn qua cơ chế chính sách thông thoáng, hệ thống luật ưu đãi...công tác vận động xúc tiền đầu tư cần được quan tâm nhiều hơn.

Thứ ba, thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng, lãnh thổ, quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển KCN, KCX. Chấm dứt việc phát triển các KCN, KCX xen lẫn các khu dân cư, di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi đô thị, đầu tư phát triển KCN, KCX đi đôi với bảo vệ môi trường; quan tâm đến vấn đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội để phục vụ cho công nhân làm việc tại các KCN, KCX.

Thứ tư, hoàn thiện và triển khai tốt hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh KCN, KCX.

Thứ năm, phát triển KCN, KCX, KCX tại Hà Nội đồng thời phải tạo các cực phát triển ở các tỉnh lân cận cực tăng trưởng như Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định…để phát triển thành các đô thị công nghiệp. Căn cứ trên tình hình kinh tế xã hội thực tế, vị trí địa lý...và khả năng thu hút vốn đầu tư để xây dựng quy hoạch phát triển KCN, KCX tại các tỉnh lân cận.

Thứ sáu, phát triển các KCN, KCX đã thành lập theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả hoạt động của KCN, KCX theo hướng lấp đầy diện tích đất công nghiệp, nâng cao trình

độ khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ sinh học, cơ điện tử, thông tin… chuyển dịch công nghệ gia công sang công nghiệp chế biến các nguyên liệu sẵn có của VKTTĐ phía Nam và công nghiệp chế tạo nhằm nâng cao hàm lượng quốc gia của sản phẩm, hạn chế thua thiệt khi hội nhập thị trường quốc tế và khu vực.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Quá trình hình thành, đặc điểm các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội và giải pháp phát triển (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w