Giải pháp về đảm bảo nguồn nhân lực và những vấn đề của người lao động

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Quá trình hình thành, đặc điểm các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội và giải pháp phát triển (Trang 34 - 35)

Theo tính toán, nhu cầu lao động hiện nay và trong thời gian tới ở các KCN, KCX sẽ tiếp tục tăng cao. Các địa phương cần hoạch định các chiến lược, chương trình đào tạo nguồn nhân lực trong những năm tới trên cơ sở định hướng phát triển ngành nghề trong các KCN, KCX hiện có và dự kiến thành lập. Cần tổ chức đào tạo, dạy nghề cho lao động để cung cấp cho các KCN, KCX. Việc tổ chức đào tạo, dạy nghề phải dựa trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trường lao động, yêu cầu thực sự của ngành nghề, cơ cấu trình độ của lao động trong các KCN, KCX và dự báo về cơ cấu dự báo trong thời gian tới. Cần có chiến lược, chương trình đào tạo, dạy nghề thay thế cho lao động, chuyên gia, quản lý nước ngoài trong các KCN, KCX. Cần phát triển các trường dạy nghề, phát triển mối liên kết giữa các KCN, KCX với các cơ sở đào tạo trong vùng nói riêng và trong cả nước nói chung, khuyến khích các doanh nghiệp KCN, KCX, đặc biệt là doanh nghiệp có công ty mẹ ở nước ngoài đưa lao động đi đào tạo ở nước ngoài.

Đối với từng KCN, KCX, ngay từ khi đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX cần có sự phối hợp với các cơ quan liên quan, chủ đầu tư để nắm cơ cấu ngành nghề trong KCN, KCX, từ đó dự báo nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong KCN, KCX để tổ chức các khoá đào tạo lao động phù hợp.

Hiện nay, việc đào tạo lao động còn phát triển một cách tự phát và thiếu tính hệ thống. Vì vậy, cần hình thành Quỹ đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động. Quỹ này có thể được hình thành từ nhiều nguồn, trong đó nên chú trọng tới sự đóng góp của các doanh nghiệp, là những tổ chức được hưởng lợi từ chương trình này.

Phát triển các Trung tâm cung cấp dịch vụ lao động của địa phương hoặc của công ty phát triển hạ tầng KCN, KCX để có thể kiểm soát được chất lượng lao động cung ứng, cung ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp.

Cần có chính sách ưu tiên tạo việc làm cho các lao động địa phương, đặc biệt đối với những lao động thuộc diện thu hồi đất xây dựng KCN, KCX, đảm bảo thu nhập ổn định và cao hơn so với trước đây để người dân tin tưởng vào chính sách đầu tư phát triển KCN, KCX của địa phương.

Một vấn đề vô cùng quan trọng trong đảm bảo nguồn nhân lực là chỗ ở cho người lao động. Đầu tư phát triển KCN, KCX không chỉ tạo việc làm cho lao động địa phương mà còn cả lao động ngoại tỉnh. Để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra cho là cung cấp nhà

ở, các công trình công cộng như bệnh viện, trường học, chợ, khu vui chơi giải trí...cho người lao động thì cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Ngay từ khi xây dựng quy hoạch KCN, KCX, phải xây dựng quy hoạch nhà ở cho người lao động

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho người lao động trong KCN, KCX, có thể cụ thể hoá một số thiết kế nhà ở nhằm thống nhất về mô hình nhà ở, đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của người lao động.

- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. Bên cạnh xây dựng nhà ở cho công nhân từ các nguồn vốn ngân sách thì cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê, để bán, bán trả chậm...để đáp ừng nhu cầu nhà ở đa dạng cho người lao động, phù hợp với mức thu nhập của họ. Khuyến khích xã hội hoá về nhà ở cho người lao động, đồng thời thực hiện chính sách tạo điều kiện, không thả nổi cho thị trường tự điều tiết.

- Cần miễn giảm tiền thuê đất đối với hình thức xây dựng nhà ở cho đối tượng có thu nhập thấp để đảm bảo hai mục tiêu là mức giá rẻ (chất luợng vừa phải) để người lao động có thể cho thuê hoặc mua được và tổ chức, cá nhân kinh doanh nhà ở đảm bảo được việc thu hồi vốn và có lãi.

- Áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở cho người lao động trong KCN, KCX.

- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc bán, cho thuê nhà ở, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá nhà bán hoặc cho thuê không hợp lý.

- Xây dựng các chế tài quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức liên quan như chính quyền địa phương, doanh nghiệp kinh doanh nhà ỏ, doanh nghiệp phát triển hạ tầng và người lao động trong việc xây dựng, quản lý, sử dụng nhà ở cho người lao động trong KCN, KCX.

- Quy định cụ thể về việc quản lý nhân khẩu, an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường...nhằm đảm bảo tốt cuộc sống cho người lao động. Giải quyết vần đề tiền lương và đình công của công nhân trong KCN, KCX.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Quá trình hình thành, đặc điểm các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội và giải pháp phát triển (Trang 34 - 35)