Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Quá trình hình thành, đặc điểm các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội và giải pháp phát triển (Trang 35 - 37)

Bên cạnh những yếu tố như vị trí địa lý thuận lợi, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra thuận lợi, cơ sở hạ tầng tốt, các chính sách ưu đãi hấp dẫn thì nhân tố cơ chế quản lý thông thoáng, thuận tiện, thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng cũng là một yếu tố mà nhà đầu tư hết sức quan tâm. Việc được chấp thuận đầu tư, thực hiện các thủ tục cấp

phép đầu tư nhanh chóng, thuận lợi sẽ làm giảm chí phí về thời gian, tiền bạc của nhà đầu tư, hơn nữa, nhà đầu tư có thể chớp đúng thời cơ, là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của công cuộc đầu tư. Vì vậy, cấp thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý đầu tư thông thoáng.

- Tiếp tục cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, tại chỗ

Về thẩm định, cấp phép đầu tư: hoàn thiện theo cơ chế một cửa trong thủ tục xét duyệt và thẩm định đầu tư. Chủ đầu tư chỉ phải làm việc với 1 cơ quan, tổ chức trong việc thẩm định, cấp phép đầu tư cho dự án của mình. Cần quy định rõ thời gian đối với tưng khâu trong quá trình thẩm định cũng như thời hạn cấp phép đầu tư nếu dự án thuộc diện được cấp phép đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Áp dụng cơ chế phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, KCX thực hiện triệt để cơ chế “một của, tại chỗ” trong thẩm định, cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài.

Về quản lý hoạt động KCN, KCX và doanh nghiệp: Ban quản lý KCN, KCX cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp các KCN, KCX theo nguyên tắc một cửa thông qua cơ chế ủy quyền của các Bộ, ngành…Về cơ bản thì Ban quản lý KCN, KCX đã có bộ máy hoàn chỉnh và ổn định và đã phát huy những tác dụng tích cực góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với đầu tư phát triển KCN, KCX. Tuy nhiên, cho đến hiện nay cơ chế này vẫn còn bộc lộ mốt số vấn đề bất cập. Trong việc quản lý hoạt động đầu tư phát triển KCN, KCX, hiện đang tồn tại ít nhất hai hệ thống cơ quan cấp phép đầu tư, một tại các sở, ban ngành và một tại Ban quản lý KCN, KCX. Điều này không chỉ gây khó khăn về quản lý trên phạm vi lãnh thổ, mà tạo ra bộ máy hành chính cồng kềnh. Trước mắt, cần thực hiện một số công việc sau:

Phải cải cách và nâng cao chất lượng bộ máy quản lý một cách thường xuyên, trong đó chú trọng đến vấn đề nâng cao chất lượng, trách nhiệm và ý thức làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc trong các Ban quản lý. Nghiêm cấm tình trạng hạch sách, nhũng nhiễu nhà đầu tư, xóa bỏ hoàn toàn cơ chế “xin – cho”, xây dựng và áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với hiện tượng nhũng nhiễu nhà đầu tư, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong quản lý KCN, KCX.

Bên cạnh hoàn chỉnh và ổn định Ban quản lý các KCN, KCX, cần phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quản hoạt động đầu tư phát triển các KCN, KCX, phối hợp mối quan hệ giữa Ban quản lý KCN, KCX với các sở, ban, nghành địa phương; với công ty phát triển hạ tầng và với doanh nghiệp trong KCN, KCX theo hướng đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong quản lý KCN, KCX, vừa vẫn đảm bảo cơ

chế một cửa, không ngộ nhận rằng “một cửa” nghĩa là một mình toàn quyền quyết định mọi vấn đề, bất chấp các cơ quan quản lý nhà nước khác.

- Về đất đai:

Cần cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến chuyển nhượng, cho thuê, đến bù đất. Tuyên truyền rộng rãi các chủ trương, định hướng đầu tư phát triển KCN, KCX tại địa phương. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch KCN, KCX phải do các cấp có thẩm quyền thực hiện nhưng cần có biện pháp thu hồi đất sớm để chuẩn bị cho công cuộc đầu tư, hơn nữa tránh tình trạng giá đất tăng theo thời gian và càng để lâu càng khó giải phóng mặt bằng. Thực hiện dứt điểm công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.

Cơ chế cho thuê lại đất trong KCN, KCX phải đảm bảo hài hòa lợi ích của công ty phát triển hạ tầng là bù đắp được các khoản chi phí và có lãi vừa tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp KCN, KCX hoạt động. Bố trí đất tái định cư đối với trường hợp có đất ở thuộc diện quy hoạch, hộ trợ hướng nghiệp, tạo việc làm cho đối tượng có đất nông nghiệp bị lấy để đầu tư phát triển KCN, KCX. Bên cạnh đó, tuyên truyền rộng rãi để nâng cao hiểu biết của người dân về quyền lợi, nghĩa vụ của người dân để họ có ý thức hơn về chủ trương phát triển KCN, KCX của địa phương.

Thường xuyên rà soát các dự án đầu tư đã được cấp phép, đặc biệt là các dự án đầu tư nước ngoài để xác định những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình triển khai, thực hiện dự án nhằm giúp doanh nghiệp tháo gỡ. Ngoài ra, xác định xem những khó khăn đó là xuất phát từ phía doanh nghiệp hay từ phía các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Kinh tế quốc tế: Quá trình hình thành, đặc điểm các khu công nghiệp, khu chế xuất ở Hà Nội và giải pháp phát triển (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w