Tài nguyên biển của Hải Phòng đƣợc xem nhƣ một thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng. Do cấu trúc về địa hình của dãy ven bờ và vùng biển của thành phố đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho sự phát triển toàn diện của ngành thủy sản.
Huyện đảo Cát Bà với hàng trăm đảo lớn nhỏ là những núi đá tạo thành một quần thể có cảnh quan đẹp, có nhiều vụng, vịnh, gần nhƣ trƣờng, rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần và chế biến hải sản, nơi neo đậu các tàu thuyền sau mỗi chuyến đi biển và khi gặp gió bão. Với lợi thế đó, Cát Bà trở thành trung tâm hội tụ nghề cá của các tỉnh trong vùng và cả nƣớc.
Huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, sát với ngƣ trƣờng trọng điểm, trữ lƣợng cá cho phép khai thác lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng cùng với đảo Cát Bà hình thành một tuyến đảo bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong chiến lƣợc phát triển nghề cá xa bờ của thành phố.
Ngoài trên 23 nghìn ha bãi bồi ngập triều, trong đó có 9.000ha bãi triều cao có thể nuôi trồng thủy sản (thực tế đã nuôi trồng trên 4.000 ha), Hải Phòng còn có trên 5.000 ha mặt nƣớc mặn xung quanh đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ có điều kiện môi trƣờng thuận lợi để nuôi đặc sản biển với công nghệ cao, thu hút nhiều lao động và tạo ngoại tệ nhƣ nuôi ngọc trai, tôm biển, cá song, tu hài….
Trong toàn Vịnh Bắc Bộ đã phát hiện có 45 loài tôm thuộc họ Penacidoc trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế cao là tôm he, tôm hộp, tôm rảo, tôm sắt... ở độ sâu 5 - 30m và tập trung chủ yếu ở khu vực bắc nam cửa Ba Lạt. Theo trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 3.000 tấn và khả năng cho phép khai thác đạt 1.000 tấn. Trữ lƣợng cá ở vùng biển Hải Phòng khoảng 157.500 tấn, chiếm 20% trữ lƣợng Vịnh Bắc Bộ, khả năng khai thác khoảng 70.000 tấn, 20 loài mực sống trong vùng biển Hải Phòng đã đƣợc xác định, trong đó 9 loài có giá trị kinh tế và tập trung ở xung quanh các đảo vào các tháng 4 - 9 (mực ống) và tháng 2 - 3 (mực nang). Trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 5.000 tấn, khả năng khai thác khoảng 2.000 tấn. Ngoài ra vùng biển đất cảng còn có các loài nhuyễn
30
thể khác nhƣ sò huyết, sò lông, bào ngƣ, hải sâm, cầu gai… là những đặc sản có giá trị trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
Vùng biển và vùng biển nông ven bờ hợp thành vùng lộng của Hải Phòng là không gian sinh trƣởng và phát triển của các giống loài thủy sản vùng lộng và vùng khơi. Tại đây, môi trƣờng pha sông biển hình thành một thủy vực có cấu trúc 3 triều (biển vào sông ra thẳng đứng) tạo lên sự đa dạng về sinh vật. Với 135 loài thực vật nổi, 138 loại rong, 23 loại cây nƣớc mặn, 500 loài động vật đáy vùng triều, 160 loài san hô, 189 loài cá biển bao gồm các giống loài cá sống ngoài khơi và vƣ trú ở thời kỳ sinh trƣởng. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đang đƣợc nuôi trồng, bảo vệ; ngoài ra còn có tôm he, tôm sú, tôm rảo, tu hài, bào ngƣ, ngọc trai, rong câu,….
Hải Phòng hội tụ đầy đủ các lợi thế về đƣờng biển, đƣờng sắt và đƣờng bộ, đƣờng hàng không và là cửa biển quan trọng nhất của vùng Bắc Bộ, giao lƣu thuận lợi với các tỉnh trong nƣớc và các quốc gia trên thế giới. Cảng biển Hải Phòng giữ vai trò lớn và là đầu mối quan trọng nhất cho việc xuất khẩu của cả vùng Bắc Bộ, nơi đây cũng là đầu mối tiếp nhận các thành tựu khoa học của nƣớc ngoài một cách nhanh chóng rồi lan tỏa chúng trên phạm vi rộng từ Bắc khu IV cũ trở ra.
Đối với nghề cá, đã từ lâu Hải Phòng là nơi hội tụ không những của nghề cá Vịnh Bắc Bộ mà còn là nơi tập kết hàng thủy sản từ phía Nam, chở bằng đƣờng biển để cung cấp cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Với các đầu mối giao thông của quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18 hàng hải sản có thể từ đây tỏa đi khắp các vùng.
Hải Phòng là hải cảng duy nhất của khu vực phía Bắc hiện nay xuất nhập khẩu hàng container, vì vậy nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng để lƣu giữ, chế biến và xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh, tƣơi sống cũng nhƣ các hàng thủy sản khác đi các nƣớc Âu, Mỹ, Nhật và các thị trƣờng khu vực khác cho toàn vùng từ Bắc khu IV cũ đến các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Nếu đƣợc quan tâm Hải Phòng có thể trở thành nơi tập kết hoặc chế biến lại để tăng giá trị của hàng thủy sản trong cả vùng.
31
Hải Phòng còn gần nguồn năng lƣợng lớn nhƣ thủy điện Hoà Bình, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Thủy Nguyên (đang xây dựng), bể than Quảng Ninh có thể cung cấp năng lƣợng cho sự phát triển của ngành thủy sản.
Ngày nay, thủy hải sản trở thành những đặc sản không thể thay thế đƣợc phục vụ cho khách du dịch và cho bộ phận dân cƣ có thu nhập cao. Vì vậy việc phát triển thành phố và du lịch cũng là động lực quan trọng để kích thích sự phát triển của ngành thủy sản. Với Hải Phòng là một thành phố có nhiều thắng cảnh nhƣ Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, lại gắn liền với vùng du lịch Hạ Long, Tuần Châu (Quảng Ninh) sẽ phát triển thành một vùng du lịch lớn và việc cung cấp thủy hải sản cho ngành công nghiệp du lịch này sẽ là rất lớn.
Với lợi thế, tiềm năng của Hải Phòng trong nghị quyết số 32-NQ/TƢ của Bộ Chính Trị ngày 05/8/2003 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” đã khẳng định: “xây dựng Hải Phòng trở thành một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm công nghiệp, thƣơng mại lớn của cả nƣớc và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ…”.