Nguồn lợi thủy sản và nghề cá

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thành phố hải phòng (Trang 75 - 77)

Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trƣởng và phát triển của sinh vật nói chung và các loài thủy sản nuôi trồng nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ không khí tăng lên làm cho nhiệt độ nƣớc tăng lên, và khi nhiệt độ nƣớc tăng vƣợt quá giới hạn của một số loài sẽ dẫn đến hiện tƣợng thủy sản chết hàng loạt. Điển hình là hiện tƣợng san hô ở Cát Bà và Bạch Long Vĩ chết hàng loạt trong 20 năm qua do một số nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chính đƣợc xác định là do nhiệt độ ở các vùng biển này đã tăng lên so với trƣớc đó. Bên cạnh đó, nhiệt độ tăng cũng là nguyên nhân làm cho nguồn lợi các loài động vật đáy thân mềm có giá trị kinh tế, quý hiếm đang suy giảm cả về thành phần loài và trữ dạng sinh học. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hải sản tại Cát Bà có 61 loài san hô, thuộc 26 giống, 11 họ san hô cứng, nhƣng từ năm 1993 đến năm 2011, độ phủ của san hô cứng giảm nghiêm trọng tới 64,58%, một số loài san hô có thể biến mất hoặc trở nên khan hiếm. Động vật đáy thân mềm xác định đƣợc 13 loài đang trong tình trạng nguy cấp bao gồm: trai ngọc, trai

68

môi đen, vẹm xanh, tu hài, trai ngọc nữ, bàn mai đen, ốc đụn, ốc đụn đực, ốc đụn cái, ốc hƣơng, bào ngƣ chín lỗ, hải sâm cát, hải sâm đen. Trong đó, tu hài và vẹm xanh là loài đặc trung và phổ biến tại ven biển quần đảo Cát Bà nhƣng hiện nay có mật độ rất thấp và hiếm gặp trong tự nhiên. Hai loài quý hiếm và có giá trị kinh tế cao nhƣ bào ngƣ, ốc đụn cái đã bị tuyệt chủng.

Nhiệt độ trong nƣớc tăng gây nên sự phân tầng nhiệt trong thủy vực nƣớc đứng, ảnh hƣởng trực tiếp tới tập tính sinh học của các loài sinh vật biển, một số loài di chuyển đến nơi khác hoặc di chuyển xuống tầng nƣớc sâu hơn kéo theo sự thay đổi phân bố các loài thủy sản. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, nhiệt độ tăng làm cho hàm lƣợng oxi hòa tan trong nƣớc giảm mạnh vào ban đêm, ảnh hƣởng đến sự sinh trƣởng và phát triển của các loài thủy sản nuôi trồng.

Nhiệt độ nƣớc biển tăng làm nguồn lợi thủy hải sản phân tán. Các loài cá nhiệt đới tăng lên, các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao giảm. Trữ lƣợng các loài hải sản kinh tế bị giảm, do vậy sản lƣợng đánh bắt cũng nhƣ thu nhập sẽ bị giảm. Hiện tƣợng ENSO tăng làm thay đổi vị trí mật độ cá thông qua cấu trúc các vùng nƣớc chồi, nƣớc thụt, dòng hải lƣu giảm. Nƣớc biển dâng sẽ tác động mạnh nhất đến hệ thống đầm đã và đang đƣợc xây dựng để nuôi trồng thủy sản. Nếu mực nƣớc biển dâng cao thêm 1m thì toàn bộ hệ thống bờ ngăn, đê quai hiện có sẽ không còn khả năng sử dụng, nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ chìm trong nƣớc mặn.

Nhiê ̣t đô ̣ tăng làm cho nguồn thủy hải sản bi ̣ phân tá n. Các loài cá nhiệt đới (vốn kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (có giá trị kinh tế cao ) giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.

Các loại thực vật nổi , mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy diệt hoặc làm giảm mạnh động vật nổi , do đó làm giảm nguồn thƣ́c ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên. Hâ ̣u quả là m cá di cƣ đến vùng biển khác (di cƣ thụ động) và làm giảm khối lƣợng thân của cá . Mối liên hê ̣ hƣ̃u cơ trong quần xã sinh vâ ̣t bi ̣ phá vỡ, đă ̣c biê ̣t đối với vùng biển nông hoă ̣c ven bờ.

69

Mƣ̣c nƣớc biển dâng làm cho chế đô ̣ thủy lý , thủy hóa và thủy sinh xấu đi . Kết quả là các quần xã sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần , trƣ̃ lƣợng bổ sung giảm sút nghiêm trọng. Dƣ̣ báo trƣ̃ lƣợng các loài hải sản kinh tế bi ̣ giảm sút ít nhất 1/3 so với hiê ̣n nay.

Bên cạnh đó, mực nƣớc biển dâng sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, tiêu diệt nhiều loài sinh vật nƣớc ngọt, dẫn đến sản lƣợng khai thác thủy sản giảm đáng kể. Điều này gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến các nghề khai thác thuỷ sản nội địa và ven biển thủ công (nhƣ đăng, đó, sáo, súc thủ công) và một số nghề khai thác ven bờ quy mô nhỏ nhƣ câu, rê.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thành phố hải phòng (Trang 75 - 77)