Xuất các biện pháp thích ứng với BĐKH trong nuôi trồng thủy sản

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thành phố hải phòng (Trang 78)

3.3.1. Chính sách

Ủy ban thành phố phải có kế hoạch cụ thể về việc nâng cấp đê biển, trồng rừng ngập mặn chống xói lở, đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng. Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão thành phố, hệ thống đê điều của Hải Phòng bao gồm 24 tuyến đê với tổng chiều dài dần 416km, trong đó có hơn 58km đê biển. Hệ thống đê biển Hải Phòng

71

đƣợc đầu tƣ lớn, đã số các tuyến đê hiện đại, kiên cố, vững chắc, tuy nhiên, khi mùa mƣa bão đến, nỗi lo về sức chịu đựng bão gió của các tuyến đê, đặc biệt là các tuyến đê kém ổn định nhƣ tuyến đê biển Cái Vỡ ở Cát Hải khá xung yếu. Việc trồng RNM luôn đƣợc quan tâm, diện tích rừng trồng tăng lên nhƣng chƣa có biện pháp quản lý đồng bộ, đặc biệt cần quan tâm hơn nữa đến RNM xã Tân Thành, huyện Kiến Thụy. Đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng tại các khu NTTS để đáp ứng đƣợc yêu cầu để phát triển ngành mũi nhọn của nông nghiệp.

Xây dựng, rà soát, chỉnh sửa quy hoạch, kế hoạch các vùng NTTS tập trung theo hƣớng đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trƣờng, không xâm phạm hoặc gây tác động xấu đối với các vùng đất ngập nƣớc, có tính đến tác động của BĐKH. Hải Phòng xây dựng các khu NTTS tập trung với các đối tƣợng nuôi chủ lực nhƣ nuôi cá biển tại thị trấn Cát Bà; nuôi tôm nƣớc lợ ở quận Dƣơng Kinh, quận Đồ Sơn, huyện Tiên Lãng; nuôi ngao ở huyện Kiến Thụy, huyện Cát Hải, quận Dƣơng Kinh, quận Đồ Sơn. Các khu nuôi trồng tập trung này thƣờng do các công ty hoặc xí nghiệp quản lý nhƣng hiệu quả kinh tế chƣa thực sự cao.

Có chính sách khuyến khích ƣu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành có trình độ cao; khuyến khích phát triển sản xuất: hỗ trợ sản xuất giống, hỗ trợ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Lập kế hoạch thích ứng BĐKH (liên ngành) trong đó có nông nghiệp, thủy sản, giao thông, thủy lợi, .... sẽ có tác dụng giảm chi phí đồng thời hỗ trợ giảm thiểu và thích ứng BĐKH.

Đối với tôm sú và các loài nuôi trồng thủy sản có giá trị xuất khẩu, tuy nhiên nghiên cứu cho thấy tác động và chi phí trong điều kiện của BĐKH, nên có chính sách hỗ trợ gia tăng giá trị sản phẩm (thay vì gia tăng sản lƣợng).

Chính sách giao và cho thuê ổn định lâu dài mặt nƣớc nuôi trồng trên biển, các bãi triều. Nhờ có chính sách này mà các hộ NTTS yên tâm hơn trong hoạt động nuôi

72

trồng, có những biện pháp cải tiến trong hoạt động NTTS để tăng năng suất, giảm tác động xấu đến môi trƣờng góp phần giảm thiểu ảnh hƣởng của BĐKH.

Xây dựng Quỹ bảo hiểm thủy sản và các cơ chế chính sách hỗ trợ rủi ro do thiên tai và biến đổi khí hậu. Qũy này hoạt động để hỗ trợ khó khăn cho các hộ NTTS bị ảnh hƣởng bởi thiên tai, giúp cho các hộ NTTS sớm ổn định sau thiên tai để tiếp tục phát triển hoạt động NTTS.

3.3.2. Kỹ thuật công nghệ

Thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh bởi đây là mô hình sản xuất không đòi hỏi kỹ thuật cao, chi phí đầu tƣ vừa phải, thời gian nuôi ngắn, tính rủi ro lại thấp, hiệu quả khá cao (với năng suất bình quân 500-700 kg/ha/vụ). Tuy nhiên, ngay cả khi đã lựa chọn phƣơng pháp an toàn thì với thực trạng ao nuôi tôm đƣợc xây dựng sơ sài, không chắc chắn nhƣ hiện nay, việc thiết kế và bố trí lại đồng ruộng, ao tôm một cách hợp lý vẫn phải ƣu tiên hàng đầu, vì hiệu quả của mô hình nuôi quảng canh cải tiến chủ yếu phụ thuộc vào tác động của khí hậu và điều kiện thiên nhiên. Cộng đồng nghề cá quy mô nhỏ rất cần định hƣớng phát triển bền vững bởi dễ bị tổn thƣơng do các thảm họa tự nhiên, nhân tạo và biến đổi khí hậu.

Cần xác định vị trí nuôi phù hợp để có thể chủ động tránh đƣợc hiện tƣợng hạn hán kéo dài, mƣa lũ, nƣớc biển dâng, nồng độ muối trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức.

Đổi mới công nghệ phát triển nuôi lồng bè, nhƣ có thiết kế bè có khả năng chống chịu đƣợc sóng lớn, đặc biệt bảo vệ đƣợc diện tích nuôi cá tra. Xác định thời gian phù hợp cho các đối tƣợng cho mỗi vùng có thể tránh đƣợc sự thay đổi của thời tiết.

Về lâu dài, để ứng phó với biến đổi khí hậu, từ bây giờ, các nhà khoa học phải có chƣơng trình, dự án tìm phƣơng pháp sản xuất ra giống thủy sản có khả năng chịu đựng, thích nghi tốt với độ rộng nhiệt, rộng muối lớn; hoặc tìm ra một vài loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, phát triển và sinh trƣởng tốt ở nhiệt độ cao và độ muối thay đổi

73

đột ngột làm đối tƣơng nuôi thay thế cho các loài thủy sản hẹp nhiệt, hẹp muối. Theo dự báo, đến năm 2020 nhiệt độ trung bình sẽ tăng 0,7 0C và tăng 2 0

C vào năm 2050, song song với việc nhiệt độ tăng cao là sự chênh lệch mức nhiệt giữa ngày và đêm cũng tăng lên. Đó là khoảng chênh lệch mà nhiều loài hải sản khó có khả năng thích ứng đƣợc. Bên cạnh đó, khi thời tiết thay đổi đột ngột, các chỉ tiêu về môi trƣờng nƣớc biến động theo, làm hải sản mất cân bằng, dễ bị sốc, dễ phát bệnh, thậm chí bị chết. Hiện nay, nhiều loại thủy sản có thể sống đƣợc cả trong môi trƣờng nƣớc ngọt và nƣớc lợ (cá rô phi, cá phi đen…), hoặc sống trong nƣớc ngọt nhƣng thƣờng di cƣ sang nƣớc lợ (cá bông lau, cá kèo, cá dứa…) sẽ đƣợc các nhà khoa học nghiên cứu để tạo con giống sống hoàn toàn trong nƣớc lợ. Khoa Thủy sản của trƣờng đại học Cần Thơ đã sản xuất thành công con giống của các loài cá sống trong môi trƣờng nƣớc lợ nhƣ cá ngát, cá chốt, cá đối, cá nâu,... và đang nghiên cứu sản xuất giống cá nƣớc mặn (cá bóp, cá mú,…). Sự thành công của việc tạo ra các giống cá nƣớc lợ là giải pháp thích ứng trong sản xuất thủy sản hiện nay và trong thời gian tới tại thành phố Hải Phòng cũng nhƣ ở các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, đặc biệt là tại các khu vực lợ - mặn.

Hiện tƣợng nƣớc biển dâng cũng là một trở ngại. Từ kết quả dự án nghiên cứu ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu đến ngành thủy sản, năm 2020, nƣớc biển sẽ dâng thêm 18 cm so với mức hiện nay và dâng cao 35 cm vào năm 2050. Tuy nhiên, hiện tƣợng này có thể khắc phục đƣợc vì diễn ra trong một khoảng thời gian dài nên ngƣời NTTS có thể nâng bờ bao để đối phó.

Các đội ngũ cán bộ khoa học cần tích cực hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tập huấn cho các hộ từ việc thiết kế ao nuôi, xây dựng ao ƣơng giống, cách quản lý, điều chỉnh lƣợng oxy hòa tan, độ mặn, độ pH… tạo môi trƣờng thuận lợi cho thủy sản phát triển tốt.

Tăng cƣờng khoa học công nghệ trong nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: công nghệ di truyền chọn giống, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trƣờng, công nghệ chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh.

74

3.3.3. Các biện pháp khác

Chuyển đổi cơ cấu canh tác một số vùng thuần lúa sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở xã Tiên Hƣng huyện Tiên Lãng. Một số cánh đồng sát đê trồng lúa ở xã Tiên Hƣng hiện cho năng suất rất thấp, nhiều hộ gia đình đã bỏ hoang ruộng. Vì vậy, để tăng hiệu quả kinh tế thì phải chuyển đổi cơ cấu canh tác.

Khôi phục và bảo tồn rạn san hô ở khu vực đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ... gắn với chƣơng trình quản lý tổng hợp dải ven bờ.

Tăng khả năng thích ứng thông qua các mô hình đồng quản lý nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, xây dựng năng lực và quy chế quản lý có sự tham gia của cộng đồng và chính quyền địa phƣơng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững .

Thực hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu BĐKH trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm thủy sản, lâm nghiệp, trồng trọt, thủy lợi v.v. và xây dựng các chiến lƣợc nuôi trồng thủy sản thích ứng cho từng khu vực/vùng trong đó ƣu tiên vùng tổn thƣơng cao (khu vực ven biển).

Trồng rong biển ở các thủy vực ven biển cũng nhƣ các thủy vực nuôi trồng các hải sản khác nhƣ tôm, cá,…. Xây dựng các mô hình nuôi trồng kết hợp ( nuôi ghép, xen hay luân canh,…) giữa rong biển và các đối tƣợng hải sản khác trong thủy vực nhằm đa dạng vật nuôi, cây trồng tăng giá trị kinh tế cũng nhƣ đảm bảo sự bền vững môi trƣờng và hệ sinh thái các thủy vực có ý nghĩa vô cùng lớn. Rong biển là loài có khả năng hấp thụ cao nên nó có tác dụng giải tỏa các ô nhiễm ƣu dƣỡng (do NTTS hay các hoạt động khác gây nên), ngoài ra còn có tác dụng giải tỏa các ô nhiễm đặc biệt là các kim loại nặng, độc hại ( nhƣ Pb, Cd, Ars,… của các loài trong chi Kappaphycus và Eucheuma…), các chất phóng xạ (nhƣ Sr của các loài Sargassum, Porphyra,…) do khả năng và đặc tính hấp thụ và liên kết của rong biển đối với các ô nhiễm trên từ các nguồn nƣớc. Đối với nguồn nƣớc chỉ cần 2 – 3 ngày thì rong đã hấp thụ từ 70 – 80% hàm lƣợng muối dinh dƣỡng, còn đối với nền đáy sau 10 ngày rong hấp thụ đƣợc 91% P tổng và 96% N tổng.

75 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BĐKH tác động đến tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, chính vì vậy cần phải có sự phối hợp giữa tất cả các lĩnh vực. Để hạn chế tác động của BĐKH đến hoạt động NTTS cần phải xây dựng chƣơng trình ứng phó với BĐKH lồng ghép với chƣơng trình ứng dụng khoa học và công nghệ, chƣơng trình bảo tồn đa dạng sinh học, chƣơng trình công nghệ sinh học, nâng cấp cơ sở hạ tầng NTTS ven biển, khai thác thủy sản mặt nƣớc và bãi triều, NTTS nƣớc lợ kết hợp phát triển RMN và bảo vệ sinh thái ruộng ngập nƣớc.

Tiến hành dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển tạo lá chắn xanh bảo vệ đê biển, đây là một trong các nhóm giải pháp thích ứng biển đổi khí hậu của thành phố Hải Phòng. Theo đó mục tiêu dự án là trồng mở rộng đai rừng ngập mặn ven biển trên toàn bộ diện tích đất trống quy hoạch lâm nghiệp, đồng thời tiến hành trồng bổ sung, cải tạo, nâng cấp một số diện tích rừng trang ven biển nhằm bảo đảm phát triển rừng bền vững. Trên cơ sở đó đến cuối năm 2015, thành phố sẽ nâng tổng quỹ rừng ngập mặn ven biển lên hơn 6.800 ha (chiếm 27,7% diện tích bãi triều).

Tăng cƣờng công tác thông tin dự báo, cảnh báo lũ lụt, thuỷ triều, cung cấp kịp thời các bản tin, độ cao nƣớc biển dâng, mực nƣớc lũ của một số trạm quan trắc, chỉ đạo các địa phƣơng, đơn vị chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Hình thành hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo dịch bệnh, thống kê diễn biến dịch bệnh có cân nhắc tới vấn đề BĐKH.…

Tuyên truyền cho ngƣời dân đặc biệt là ngƣời dân vùng biển về tác động của BĐKH đến cuộc sống, để từ đó ngƣời dân ý thức đƣợc vai trò, trách nhiệm của bản thân mình trong vấn đề ứng phó với BĐKH.

76

KẾT LUẬN

Qua việc phân tích các chuỗi số liệu khí tƣợng, thủy văn và hải văn của các trạm khí tƣợng, thủy văn và hải văn tại Hải Phòng có thể cho ta thấy rằng BĐKH đang diễn ra ngày càng rõ ràng và đáng báo động tại thành phố Hải Phòng. Nhiệt độ trung bình của không khí cũng nhƣ của nƣớc biển có xu hƣớng tăng theo thời gian, nhiệt độ các tháng mùa hè có xu hƣớng biến đổi mạnh với biên độ lớn, nhiệt độ các tháng mùa đông luôn ở mức cao hơn so với giá trị trung bình của khí hậu và tiếp tục không ngừng tăng lên. Lƣợng mƣa trên đất liền có xu hƣớng giảm còn trên biển có xu hƣớng tăng. Bão và các hiện tƣợng cực đoan xuất hiện ngày càng mạnh và gây ảnh hƣởng, thiệt hại ngày càng nghiêm trọng.

NTTS đặc biệt là NTTS nƣớc mặn và nƣớc lợ là ngành hoạt động trên biển và ven biển nên là ngành chịu ảnh hƣởng rất lớn của BĐKH. Tại Hải Phòng, BĐKH có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động NTTS, BĐKH làm cho các hiện tƣợng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng phức tạp. Các đợt rét đậm rét hại năm 2001, 2003, 2006 và đặc biệt trong năm 2008 đã làm hàng ngàn ha đầm NTTS và các trại sản xuất giống bị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Sự biến động bất thƣờng của nhiệt độ nƣớc biển dẫn đến suy thoái các hệ sinh thái ven biển, làm giảm nguồn lợi thủy sản; triều cƣờng, lũ, lụt, ...cũng làm thay đổi nồng độ mặn, gây ô nhiễm nguồn nƣớc dẫn đến bệnh dịch cho tôm nuôi, phá vỡ ao, đầm nuôi, làm thất thoát thủy sản nuôi trồng. Các trận bão năm 2002, cơn bão số 5 và số 7 năm 2005 làm hầu hết các đầm ngoài đê đến kỳ thu hoạch bị mất trắng. Các đợt triều dâng cuối năm 2005, 2006, 2008 làm hàng trăm ha đầm nuôi thuỷ sản ven sông mất thu hoạch, dịch bệnh và ô nhiễm môi trƣờng các vùng nuôi thủy sản tập trung có chiều hƣớng gia tăng.

77

KIẾN NGHỊ

Hoạt động NTTS tại Hải Phòng phần lớn là nuôi riêng lẻ một loài chủ lực, mô hình này cũng có nhiều thuận lợi tuy nhiên không tận dụng đƣợc thức ăn thừa gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Có thể sử dụng các mô hình nuôi cá kết hợp nhằm tận dụng nguồn thức ăn, bảo vệ môi trƣờng. Theo nhiều báo cáo thì mô hình nuôi cá vƣợc kết hợp với cá rô phi và động vật 2 mảnh vỏ trong đầm nuôi nƣớc lợ đem lại hiểu quả kinh tế cao.

Sử dụng mô hình NTTS trong nhà kính nhằm hạn chế những tác động của BĐKH. Sử dụng mô hình này thì các hộ NTTS chủ động hơn trong vấn đề thay đổi nhiệt độ và độ muối của ao nuôi cũng nhƣ giảm thiệt hại của thiên tai. Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi vốn đầu tƣ ban đầu lớn.

Giảm thiểu sử dụng thức ăn công nghiệp, hóa chất, NTTS theo công nghệ tuần hoàn khép kín, phát triển nuôi thủy sản sinh thái gắn liền với việc trồng và bảo vệ RNM nhằm phát triển kinh tế thủy sản xanh.

Để hoạt động NTTS đạt hiệu quả cao nhất cần xây dựng chƣơng trình ứng phó cụ thể trong thời gian ngắn hạn và dài hạn ở quy mô một vùng, một tỉnh và quy mô nhỏ hơn để giảm thiểu tác động của BĐKH. Trong luận văn này, tôi cũng đã trình bày đƣợc một số biện pháp nhằm thích ứng với BĐKH trong hoạt động NTTS tại Hải Phòng, tuy nhiên, những biện pháp đó còn mang tính khái quát, cần cụ thể hóa cho từng địa điểm NTTS của thành phố.

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam, Hà Nội.

2. Bộ Thủy Sản (2005), Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc Bảo vệ môi trường và

nguồn lợi thủy sản, Hải Phòng 14-15/01/2005, NXB Nông Nghiệp.

3. Từ Thanh Dung (2005), Bệnh học thủy sản, Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Văn Hải và nnk (1995), Đánh giá hệ quả sinh thái kinh tế do biến

đổi khí hậu ở Việt Nam, Đề tài phân tích và đánh giá hệ quả sinh thái kinh tế

do biến đổi khí hậu ở Việt Nam (PT02-12). Báo cáo tổng kết tập II.

5. Hồ Thanh Hải, Nguyễn Xuân Dục (1998), Đặc điểm sinh vật vùng triều, vùng nước quanh đảo Cát Bà, cát Hải và tiềm năng phát triển nghề cá Hải Phòng, Báo cáo dự án điều tra cơ bản nguồn lợi hải sản và điều kiện môi trường các vùng trọng điểm phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành hải sản vùng biển gần bờ Việt Nam, Báo cáo nội bộ, Viện Nghiên cứu Hải sản.

6. Vũ Thanh Hằng, Chu Thị Thu Hƣờng, Phan Văn Tân (2009), Xu thế biến đổi

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nuôi trồng thủy sản tại thành phố hải phòng (Trang 78)