1.1.4.1. Nhiệt độ gia tăng
Các tác động của gia tăng nhiệt độ đối với NTTS có thể gồm:
Gây ra hiện tƣợng phân tầng nhiệt độ rõ rệt trong thủy vực nƣớc đứng, ảnh hƣởng đến quá trình sinh sống của sinh vật.
Một số loài di chuyển lên phía bắc hoặc xuống sâu hơn làm thay đổi cơ cấu phân bố thủy sinh vật theo độ sâu.
Quá trình quang hóa và phân hủy các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hƣởng đến nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lƣợng hơn cho quá trình hô hấp cũng nhƣ các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lƣợng thủy sản.
25
Nguy cơ làm mất các hệ sinh thái nhạy cảm với nhiệt độ. Suy thoái và phá hủy các rạn san hô, thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hóa diễn ra trong mối quan hệ cộng sinh giữa san hô và tảo.
Năng suất suy giảm do dịch bệnh tăng trong điều kiện nhiệt độ cao, do các loài thủy sinh bị chết khi các đợt nắng nóng kéo dài.
Nhiệt độ tăng làm ảnh hƣởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản và nghề cá, làm cho nguồn thủy hải sản bị phân tán. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh tế tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm đi hoặc mất hẳn. Cá ở các rạn san hô đa phần bị tiêu diệt.
Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dƣỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lƣợng môi trƣờng sống của nhiều loại thủy sản xấu đi. Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi, bị hủy diệt làm giảm mạnh các động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các động vật tầng giữa và tầng trên.
1.1.4.2. Lƣợng mƣa gia tăng
Tác động của gia tăng lƣợng nƣớc mƣa tới hoạt động NTTS có thể gồm:
Làm mất sinh cảnh do sự thay đổi chế độ mƣa ảnh hƣởng đến khối tích nguồn nƣớc theo mùa hoặc trong năm.
Cƣờng độ mƣa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nƣớc lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
Lũ lụt làm thất thoát thủy sản nuôi trong các hồ ao.
Cơ sở hạ tầng nhƣ ao hồ, bờ đầm, kênh dẫn nƣớc,… phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản bị phá hoại.
Các phƣơng tiện nhƣ tàu thuyền, thiết bị nuôi trồng và đánh bắt thủy sản bị hƣ hỏng.
26
1.1.4.3. Mực nƣớc biển dâng
Tác động của dâng cao mực nƣớc biển tới hoạt động NTTS có thể gồm:
Nƣớc mặn lấn sâu vào nội địa làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nƣớc ngọt.
Làm mất những vùng đất ngập nƣớc ven biển và sinh thái cửa sông do sự thay đổi dòng chảy và mực nƣớc biển, làm giảm diện tích nuôi trồng thủy sản.
Rừng ngập mặn bị thu hẹp ảnh hƣởng đến hệ sinh thái của một số loài thủy sản. Sự xâm nhập của các loài khác dẫn đến sự canh tranh mới hay lối sống ăn thịt. Mực nƣớc dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hóa và thủy sinh xấu đi. Kết quả là các quần xã hiện hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lƣợng giảm sút.
1.1.4.4. Các hiện tƣợng khí tƣợng khác
Ngoài ra, hoạt động NTTS còn chịu tác động của các hiện tƣợng khí tƣợng khác:
Ảnh hƣởng đến năng suất nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, gây thất thoát thủy sản nuôi trồng trong các ao, hồ, đầm.
Tàn phá và làm hƣ hỏng các cơ sở hạ tầng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, làm mất hoặc làm hƣ hỏng tàu thuyền và các thiết bị đánh bắt thủy sản.
1.2. Tổng quan về ngành thủy sản và hoạt động nuôi trồng thủy sản thành phố Hải Phòng Hải Phòng
1.2.1. Tổng quan về thủy sản thành phố Hải Phòng 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hải Phòng là thành phố Cảng lâu đời, nằm ở vị trí trung tâm vùng duyên hải Bắc Bộ, lá chắn cho thủ đô Hà Nội, là đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, giao lƣu thuận lợi với các địa phƣơng trong nƣớc và quốc tế.
27
Hình 1. 10 Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng
Trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và phát triển, luôn phát huy truyền thống cách mạng và năng động, sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới, đến nay Hải Phòng đã trở thành thành phố công nghiệp, đô thị loại I của đất nƣớc, một cực tăng trƣởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc, một trọng điểm phát triển kinh tế biển - đảo, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế và quốc phòng - an ninh.
Hải Phòng có tổng diện tích tự nhiên là 1519 km2, bao gồm cả 2 huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Địa hình Hải Phòng đa dạng, có đất liền và vùng biển - hải đảo, có đồng bằng ven biển, có núi.
Hải Phòng có bờ biển dài 125 km. Vùng biển có đảo Cát Bà đƣợc ví nhƣ hòn ngọc của Hải Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo có tới 360 đảo lớn nhỏ quây quần bên nó và còn nối tiếp với vùng đảo Vịnh Hạ Long. Đảo chính Cát Bà ở độ cao 200m trên biển, có diện tích khoảng 100km2, cách thành phố 30km. Cách Cát
28
Bà hơn 90km về phía Đông Nam là đảo Bạch Long Vĩ - khá bằng phẳng và nhiều cát trắng.
Hải Phòng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình trong năm 22,50-23,50C, lƣợng mƣa trung bình năm là 1600 - 1800mm, độ ẩm trung bình 85-86%. Dải biển Hải Phòng đƣợc đặc trƣng bởi đới triều (nằm trong đê quốc gia) có đới dƣới triều (nằm ngoài đê quốc gia). Đới bị ảnh hƣởng của triều có diện tích khoảng 24.239 ha nằm trong vùng của 22 xã ven biển và chung quanh các đảo là nơi nhiều tiềm năng cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ.
Đới dƣới triều (từ 0m hải đồ đến độ sâu khoảng 10m) là vùng tiền năng để phát triển nuôi hải sản. Ngoài ra với hệ thống các đảo tạo lên lợi thế không những làm cơ sở cho nghề đánh cá mà còn là điều kiện để phát triển nghề cá du lịch và nghề nuôi trồng cũng nhƣ canh tác biển.
Dọc theo chiều dài 125km bờ biển của Hải Phòng có 5 cửa sông phân bố khá đều đó là cửa Bạch Đằng (còn gọi là cửa Nam Triệu), cửa Lạch Huyện, Cửa Cấm, cửa Lạch Tray và cửa Văn Úc. Ngoài ra nếu tính cả những cửa trực tiếp thông ra biển còn có cửa Cát Bà (cửa Vùng Vịnh), cửa Ngọc Hải (cửa cống Đồ Sơn), cửa Họng (cửa sông Cụt – sông Họng tại Đồ Sơn).
Các cửa sông và cửa biển là nơi trú đậu, là cơ sở cảng bến cho đội tàu đánh cá, đồng thời các cửa sông hàng năm còn đƣa ra biển một khối lƣợng dinh dƣỡng và mùn bã phù sa, là nguồn thức ăn tốt cho các giống loài thủy sản.
Mọi hoạt động thƣơng mại lớn và nhiều hoạt động khai thác, dịch vụ hậu cần thủy sản đƣợc thực hiện thông qua cửa sông Bạch Đằng, cửa sông Cấm và đƣợc nối với nhau giữa hai sông này bằng kênh đào Đình Vũ. Với nghề cá Hải Phòng, các cửa Cát Bà, Bạch Đằng, Ngọc Hải là những cửa quan trọng nhất. Những năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng của khu vực nghề cá Lập Lễ (Thủy Nguyên) nên nhiều tàu có công suất lớn từ 90 - 200cv cũng đã cập vào bến sông Ruột Lợn, là con sông nối Sông Cấm với sông Bạch Đằng.
29
1.2.1.2. Nguồn lợi thủy sản
Tài nguyên biển của Hải Phòng đƣợc xem nhƣ một thế mạnh mà thiên nhiên ban tặng. Do cấu trúc về địa hình của dãy ven bờ và vùng biển của thành phố đã tạo ra những lợi thế đặc biệt cho sự phát triển toàn diện của ngành thủy sản.
Huyện đảo Cát Bà với hàng trăm đảo lớn nhỏ là những núi đá tạo thành một quần thể có cảnh quan đẹp, có nhiều vụng, vịnh, gần nhƣ trƣờng, rất thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần và chế biến hải sản, nơi neo đậu các tàu thuyền sau mỗi chuyến đi biển và khi gặp gió bão. Với lợi thế đó, Cát Bà trở thành trung tâm hội tụ nghề cá của các tỉnh trong vùng và cả nƣớc.
Huyện đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ, sát với ngƣ trƣờng trọng điểm, trữ lƣợng cá cho phép khai thác lớn, nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng cùng với đảo Cát Bà hình thành một tuyến đảo bổ sung và hỗ trợ cho nhau trong chiến lƣợc phát triển nghề cá xa bờ của thành phố.
Ngoài trên 23 nghìn ha bãi bồi ngập triều, trong đó có 9.000ha bãi triều cao có thể nuôi trồng thủy sản (thực tế đã nuôi trồng trên 4.000 ha), Hải Phòng còn có trên 5.000 ha mặt nƣớc mặn xung quanh đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ có điều kiện môi trƣờng thuận lợi để nuôi đặc sản biển với công nghệ cao, thu hút nhiều lao động và tạo ngoại tệ nhƣ nuôi ngọc trai, tôm biển, cá song, tu hài….
Trong toàn Vịnh Bắc Bộ đã phát hiện có 45 loài tôm thuộc họ Penacidoc trong đó có 9 loài có giá trị kinh tế cao là tôm he, tôm hộp, tôm rảo, tôm sắt... ở độ sâu 5 - 30m và tập trung chủ yếu ở khu vực bắc nam cửa Ba Lạt. Theo trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 3.000 tấn và khả năng cho phép khai thác đạt 1.000 tấn. Trữ lƣợng cá ở vùng biển Hải Phòng khoảng 157.500 tấn, chiếm 20% trữ lƣợng Vịnh Bắc Bộ, khả năng khai thác khoảng 70.000 tấn, 20 loài mực sống trong vùng biển Hải Phòng đã đƣợc xác định, trong đó 9 loài có giá trị kinh tế và tập trung ở xung quanh các đảo vào các tháng 4 - 9 (mực ống) và tháng 2 - 3 (mực nang). Trữ lƣợng ƣớc tính khoảng 5.000 tấn, khả năng khai thác khoảng 2.000 tấn. Ngoài ra vùng biển đất cảng còn có các loài nhuyễn
30
thể khác nhƣ sò huyết, sò lông, bào ngƣ, hải sâm, cầu gai… là những đặc sản có giá trị trên thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu.
Vùng biển và vùng biển nông ven bờ hợp thành vùng lộng của Hải Phòng là không gian sinh trƣởng và phát triển của các giống loài thủy sản vùng lộng và vùng khơi. Tại đây, môi trƣờng pha sông biển hình thành một thủy vực có cấu trúc 3 triều (biển vào sông ra thẳng đứng) tạo lên sự đa dạng về sinh vật. Với 135 loài thực vật nổi, 138 loại rong, 23 loại cây nƣớc mặn, 500 loài động vật đáy vùng triều, 160 loài san hô, 189 loài cá biển bao gồm các giống loài cá sống ngoài khơi và vƣ trú ở thời kỳ sinh trƣởng. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đang đƣợc nuôi trồng, bảo vệ; ngoài ra còn có tôm he, tôm sú, tôm rảo, tu hài, bào ngƣ, ngọc trai, rong câu,….
Hải Phòng hội tụ đầy đủ các lợi thế về đƣờng biển, đƣờng sắt và đƣờng bộ, đƣờng hàng không và là cửa biển quan trọng nhất của vùng Bắc Bộ, giao lƣu thuận lợi với các tỉnh trong nƣớc và các quốc gia trên thế giới. Cảng biển Hải Phòng giữ vai trò lớn và là đầu mối quan trọng nhất cho việc xuất khẩu của cả vùng Bắc Bộ, nơi đây cũng là đầu mối tiếp nhận các thành tựu khoa học của nƣớc ngoài một cách nhanh chóng rồi lan tỏa chúng trên phạm vi rộng từ Bắc khu IV cũ trở ra.
Đối với nghề cá, đã từ lâu Hải Phòng là nơi hội tụ không những của nghề cá Vịnh Bắc Bộ mà còn là nơi tập kết hàng thủy sản từ phía Nam, chở bằng đƣờng biển để cung cấp cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía bắc. Với các đầu mối giao thông của quốc lộ 5, quốc lộ 10, quốc lộ 18 hàng hải sản có thể từ đây tỏa đi khắp các vùng.
Hải Phòng là hải cảng duy nhất của khu vực phía Bắc hiện nay xuất nhập khẩu hàng container, vì vậy nó giữ vai trò cực kỳ quan trọng để lƣu giữ, chế biến và xuất khẩu hàng thủy sản đông lạnh, tƣơi sống cũng nhƣ các hàng thủy sản khác đi các nƣớc Âu, Mỹ, Nhật và các thị trƣờng khu vực khác cho toàn vùng từ Bắc khu IV cũ đến các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc. Nếu đƣợc quan tâm Hải Phòng có thể trở thành nơi tập kết hoặc chế biến lại để tăng giá trị của hàng thủy sản trong cả vùng.
31
Hải Phòng còn gần nguồn năng lƣợng lớn nhƣ thủy điện Hoà Bình, nhiệt điện Phả Lại, nhiệt điện Thủy Nguyên (đang xây dựng), bể than Quảng Ninh có thể cung cấp năng lƣợng cho sự phát triển của ngành thủy sản.
Ngày nay, thủy hải sản trở thành những đặc sản không thể thay thế đƣợc phục vụ cho khách du dịch và cho bộ phận dân cƣ có thu nhập cao. Vì vậy việc phát triển thành phố và du lịch cũng là động lực quan trọng để kích thích sự phát triển của ngành thủy sản. Với Hải Phòng là một thành phố có nhiều thắng cảnh nhƣ Đồ Sơn, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, lại gắn liền với vùng du lịch Hạ Long, Tuần Châu (Quảng Ninh) sẽ phát triển thành một vùng du lịch lớn và việc cung cấp thủy hải sản cho ngành công nghiệp du lịch này sẽ là rất lớn.
Với lợi thế, tiềm năng của Hải Phòng trong nghị quyết số 32-NQ/TƢ của Bộ Chính Trị ngày 05/8/2003 về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc” đã khẳng định: “xây dựng Hải Phòng trở thành một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm công nghiệp, thƣơng mại lớn của cả nƣớc và trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, giáo dục và y tế của vùng duyên hải Bắc Bộ…”.
1.2.1.3. Một số nét về lịch sử, truyền thống nghề cá Hải Phòng
Do vị trí địa lý tự nhiên gắn với sông - biển nên nói đến Hải Phòng, ngƣời ta thƣờng gắn địa danh này với yếu tố biển nhƣ thành phố Cảng, thành phố bên bờ biển Đông, vùng Hải tần phòng thủ.
Những năm đầu công nguyên, dân cƣ đã khá đông, gồm ngƣời bản địa, ngƣời ở các trung tâm lớn của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng bị tƣớng giặc Mã Viện đầy xuống để làm muối, đánh cá. Vì vậy, ngày ấy nhiều làng chạ, thôn ấp mở mang theo hƣớng khai hoang, lấn biển. Truyền thuyết về Lê Chân gắn liền với sự ra đời của ấp Vẻn ( sau đổi tên là Trang An Biên) nơi mà gần 2.000 năm sau trở thành cái nôi đầu tiên tạo nên đô thị Hải Phòng.
32
Những làng xóm, vạn chài, phƣờng thợ, phố chợ, bến buôn ở Hải Phòng đƣợc lập lên thƣờng trải qua bao gian khó, nhọc nhằn, đòi hỏi ngƣời lao động, ngƣ dân ở nơi đây phải chung lƣng đấu cật, mới đƣơng đầu đƣợc với giông bão, hạn hán, với thú dữ với những toán cƣớp biển, cƣớp sông…. Truyền thống đoàn kết, kiên cƣờng, bất khuất, trọng tín nghĩa của ngƣ dân vùng bảy huyện đã đƣợc ghi chép khá đậm nét trong sử sách từ lâu.
Những làng mạc sầm uất, những vƣờn xanh lƣng đồi ven suối, những vạn chài tấp nập nơi bãi bể, cửa sông, những vùng nuôi trồng thủy sản trù phú hiện đại… trên địa bàn Hải Phòng ngày nay đều thấm đƣợm mồ hôi, nƣớc mắt và cả máu xƣơng của nhiều thế hệ ngƣời dân Hải Phòng.
Từ những năm cuối thế kỷ XIX, đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh và quy mô của công cuộc đầu tƣ khai thác thuộc địa đƣợc mở rộng. Tháng 7/1888 thành phố Hải Phòng đựơc thành lập. Hải Phòng trở thành điểm hội tụ dân cƣ và thu hút lao động. Nhiều thanh niên nông dân, ngƣ dân đƣợc đào tạo trở thành lực lƣợng công nhân công nghiệp. Hải Phòng trở thành một trong những “cái nôi” ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam. Công nhân Hải Phòng có nguồn gốc xuất thân chủ yếu là nông dân, ngƣ