Kết quả điều tra về công tác quản lý chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu Đề xuất và đánh giá giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông, hà nội (Trang 46 - 48)

Quy trình quản lý chất thải rắn y tế tại các khoa phòng nhƣ sau:

Hình 3.1. Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông

Phân loại tại chỗ Thu gom chất thải y tế nguy hại Vận chuyển bằng xe đẩy tay Khu tập kết chất thải rắn bệnh viện Chất thải y tế nguy hại Chất thải sinh hoạt Công ty CP môi trƣờng Thuận Thành Công ty TNHH Phú Thành Chất thải tái chế Công ty CP LUGEMINE

38

* Đối với rác thải thông thường:

Để thực hiện công tác thu gom và xử lý chất thải rắn loại này, bệnh viện đã tiến hành thu gom chất thải tại tất cả các khu vực bằng cách:

- Đặt các thùng chứa rác công cộng màu xanh tại hành lang của các khu vực trong bệnh viện, thu gom rác thải phát sinh từ các khu vực.

- Đặt các thùng rác tại từng buồng bệnh phòng để thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh trong bệnh viện.

- Ngoài lối đi, khu vực công cộng trong khuôn viên bệnh viện có bố trí các thùng rác công cộng bên lề đƣờng, trên vỉa hè, thuận tiện và hợp lý.Hàng ngày, nhân viên vệ sinh của bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm thu gom toàn bộ chất thải rắn thông thƣờng phát sinh từ tất cả các khu vực, quét dọn khuôn viên theo đầu mối khoa về khoa chống nhiễm khuẩn và sử dụng xe chuyên dụng vận chuyển đến điểm tập kết chung.

Rác thải sinh hoạt sẽ đƣợc công ty TNHH Đầu tƣ và Dịch vụ Đô thị Phú Thành dùng xe chuyên dụng đến thu gom, vận chuyển đem đi xử lý 1 lần/ngày.

Đối với chất thải tái chế, nhân viên y tế các khoa (hộ lý) sẽ vận chuyển xuống khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đƣợc nhân viên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tiếp nhận, bàn giao, sắp xếp chất thải trên vào nơi quy định của bệnh viện, có mở sổ ký nhận với các khoa. Bệnh viện đã ký hợp đồng mua bán với công ty cổ phần LUGEMINE.

* Đối với chất thải rắn nguy hại:

Chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện đƣợc phân loại tại nguồn bằng các túi màu vàng và lƣu giữ trong các thùng kín, có nắp đậy. Việc tổ chức quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại đƣợc bệnh viện thực hiện theo quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế; cụ thể nhƣ sau:

Ngay từ tại nguồn thải, bệnh viện đã tiến hành tổ chức thu gom chất thải rắn phát sinh, sau đó tiến hành phân loại chất thải ngay tại nguồn.

- Chất thải lây nhiễm đƣợc phân loại triệt để tại nơi phát sinh, thu gom vào túi màu vàng.

39

- Chất thải sắc nhọn đƣợc cho riêng vào các thùng chống thủng.

- Chất thải hóa học nguy hại đƣợc phân loại và cho vào các túi thùng màu đen. - Bệnh viện không có chất thải phóng xạ và bình chứa áp suất.

Để giảm thiểu chất thải tại nguồn, bệnh viện đề ra nội quy trong hoạt động chuyên môn tại bệnh viện, yêu cầu các y bác sỹ, cán bộ nhân viên và học viên làm việc và học tập tại bệnh viện phải luôn luôn tận dụng tối đa vật tƣ, nguyên liệu đầu vào, hạn chế thải bỏ, đồng thời có những chế tài xử phạt đối với những hành vi gây lãng phí tài sản công.

Nhân viên vệ sinh sẽ có nhiệm vụ vận chuyển về khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Công ty cổ phần Môi trƣờng Thuận Thành đã hợp đồng với bệnh viện để vận chuyển và đƣa chất thải nguy hại đi xử lý. Bệnh viện có mở sổ theo dõi giao nhận rác thải nguy hại đầy đủ và chi tiết.

Một phần của tài liệu Đề xuất và đánh giá giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, xử lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa hà đông, hà nội (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)