* Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế: dùng bảng kiểm dựa trên quy định hiện hành của Bộ Y tế: Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 về Quy chế quản lý chất thải rắn.
- Xây dựng thang điểm để đánh giá thực trạng quản lý chất thải (thu gom, phân loại, vận chuyển, lƣu giữ, xử lý). Xác định các tiêu chí chính và phụ để đƣa ra thang điểm. Thang điểm đƣợc tham khảo tại nghiên cứu “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên” của Hoàng Thị Liên (2009). Học viên tiếp tục áp dụng thang điểm đối với bệnh viện đa khoa Hà Đông.
+ Tiêu chí chính cho thang điểm tối đa là 5 điểm. + Tiêu chí phụ cho thang điểm tối đa là 3 điểm.
- Chấm điểm: chấm điểm từ 1 đến mức điểm tối đa cho mỗi tiêu chí có thực hiện theo mức độ đạt đƣợc; 0 điểm cho tiêu chí không thực hiện hoặc không có.
34 - Mức điểm đánh giá nhƣ sau:
+ Đạt >90% số điểm tổng đƣợc đánh giá là tốt.
+ Đạt từ 70 đến <90% số điểm tổng đƣợc đánh giá đạt mức khá.
+ Đạt từ 50 đến <70% số điểm tổng đƣợc đánh giá đạt mức trung bình. + Đạt từ <50% số điểm tổng đƣợc đánh giá là thực hiện chƣa tốt.
* Về nước thải: Đánh giá chất lƣợng mẫu nƣớc thải trƣớc và sau xử lý theo QCVN 28:2010/BTNMT. Áp dụng các tiêu chí đánh giá tính phù hợp của hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện, dựa trên phƣơng pháp phân tích đa tiêu chí theo tài liệu “Hƣớng dẫn áp dụng công nghệ xử lý nƣớc thải y tế” của Cục Quản lý môi trƣờng y tế, Bộ Y tế năm 2015.
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá công nghệ môi trƣờng phù hợp với Việt Nam
Nhóm tiêu chí Chỉ tiêu đánh giá
1. Nhóm tiêu chí kỹ thuật
- Mức độ tuân thủ các quy định về xả thải QCVN - Các chỉ số so sánh hiệu quả xử lý
- Độ tin cậy của hệ thống gồm độ tin cậy đối với khả năng vận hành và của thiết bị
- Khả năng quản lý hệ thống xử lý: tần suất bảo dƣỡng, khả năng thay thế thiết bị, nguồn nhân lực
- Mức độ tự động hóa, cơ khí hóa. Khả năng vận hành - Tuổi thọ của thiết bị
- Tính sáng tạo, khả năng tự thiết kế, chế tạo hay áp dụng công nghệ nƣớc ngoài phù hợp với điều kiện Việt Nam - Tỷ lệ nội địa hóa: (%) cấu kiện, linh kiện, thiết bị sản xuất trong nƣớc
- Khả năng sửa chữa và bảo hành trong nƣớc
2. Nhóm tiêu chí về kinh tế
- Suất đầu tƣ - Chi phí vận hành
- Chi phí tiêu hao năng lƣợng - Chi phí tiêu hao hóa chất
35 3. Nhóm tiêu chí
môi trƣờng
- Không gây tác động xấu đối với môi trƣờng xung quanh - Điều kiện vệ sinh môi tƣờng nội vi
- Thân thiện với môi trƣờng: mức độ sử dụng hóa chất, chất thải độc hại, những ảnh hƣởng do hệ thống xử lý nƣớc thải gây ra: mùi hôi, tiếng ồn, rung do động cơ từ vận hành,… - Mức độ rủi ro đối với môi trƣờng: cháy nổ, tai nạn lao động,…
4. Nhóm tiêu chí xã hội
- Khả năng thích ứng với các điều kiện vùng, miền - Tác động đến mỹ quan khu vực
- Sự chấp nhận của cộng đồng dân cƣ
36
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Hà
Đông
3.1.1. Thực trạng phát thải chất thải rắn y tế
Qua nghiên cứu thực trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, thu đƣợc một số kết quả sau:
Bảng 3.1. Thực trạng phát thải chất thải rắn y tế tại BVĐK Hà Đông
Chỉ số nghiên cứu Đơn vị Đợt 1 Đợt 2 Trung bình
Khối lƣợng chất thải y tế kg/ngày 622,4 595,4 608,9
Chất thải lây nhiễm kg/ngày 110 96,7 103,3 Chất thải hoá học kg/ngày 0,2 0,18 0,19 Chất thải thông thƣờng kg/ngày 512,2 498,5 505,3
Số bệnh nhân BN 895 870 852,5
Lƣợng CTYT/BN kg/ngày 0,7 0,68 0,69
Lƣợng CTYTNH/BN kg/ngày 0,12 0,11 0,11
Tỷ lệ CTYTNH/CTYT % 0,17 0,16 0,16
Nhận xét:
- Khối lƣợng chất thải y tế trung bình/ngày là: 608,9 kg/ngày. - Khối lƣợng chất thải y tế/bệnh nhân là: 0,69 kg/bệnh nhân.
- Khối lƣợng chất thải y tế nguy hại/bệnh nhân là: 0,11 kg/bệnh nhân.
Qua bảng 2 cho thấy, tổng lƣợng chất thải rắn y tế/ngày của bệnh viện gia tăng theo số tăng bệnh nhân. Lƣợng chất thải y tế/BN/ngày tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông (0,69 kg/BN/ngày) thấp hơn một số kết quả nghiên cứu trƣớc đây ở trong nƣớc: nghiên cứu của Hoàng Thị Liên tại Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên (1,3 kg/BN/ngày) [11]; thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế (1998) ở bệnh viện tuyến thành phố (0,97 kg/BN/ngày) [4]. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Tổ chức y tế Thế giới (1994): lƣợng rác thải/BN/ngày ở Bệnh viện đa
37
khoa Hà Đông chỉ tƣơng đƣơng với lƣợng lƣợng rác thải/BN/ngày ở bệnh viện tuyến huyện (0,5–1,8kg/BN/ngày) [11].
Qua phân tích trên cho thấy lƣợng CTYT nguy hại/BN/ngày ở Bệnh viện Đa khoa Hà Đông thấp có thể là do bệnh viện đã thực hiện tốt việc phân loại CTYT, chất thải đƣợc phân loại thành các nhóm theo quy định, trong đó đã tách đƣợc các chất thải tái chế ra khỏi chất thải y tế để bán tận thu (bệnh viện đã cẩn thận cắt mảnh các đồ nhựa và đập vỡ đồ thuỷ tinh trƣớc khi bán để tránh việc tận dụng vào các mục đích khác); mặt khác có thể là do hiện nay việc sử dụng các trang thiết bị, vật tƣ, kỹ thuật y tế ngày càng hiện đại đã góp phần giảm thiểu khối lƣợng phát sinh (sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật hiện đại nhƣ mổ nội soi và sử dụng các thiết bị y tế đƣợc sản xuất bằng các vật liệu nhẹ, chất lƣợng tốt...)
3.1.2. Kết quả điều tra về công tác quản lý chất thải rắn y tế
Quy trình quản lý chất thải rắn y tế tại các khoa phòng nhƣ sau:
Hình 3.1. Quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa Hà Đông
Phân loại tại chỗ Thu gom chất thải y tế nguy hại Vận chuyển bằng xe đẩy tay Khu tập kết chất thải rắn bệnh viện Chất thải y tế nguy hại Chất thải sinh hoạt Công ty CP môi trƣờng Thuận Thành Công ty TNHH Phú Thành Chất thải tái chế Công ty CP LUGEMINE
38
* Đối với rác thải thông thường:
Để thực hiện công tác thu gom và xử lý chất thải rắn loại này, bệnh viện đã tiến hành thu gom chất thải tại tất cả các khu vực bằng cách:
- Đặt các thùng chứa rác công cộng màu xanh tại hành lang của các khu vực trong bệnh viện, thu gom rác thải phát sinh từ các khu vực.
- Đặt các thùng rác tại từng buồng bệnh phòng để thu gom rác thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh trong bệnh viện.
- Ngoài lối đi, khu vực công cộng trong khuôn viên bệnh viện có bố trí các thùng rác công cộng bên lề đƣờng, trên vỉa hè, thuận tiện và hợp lý.Hàng ngày, nhân viên vệ sinh của bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm thu gom toàn bộ chất thải rắn thông thƣờng phát sinh từ tất cả các khu vực, quét dọn khuôn viên theo đầu mối khoa về khoa chống nhiễm khuẩn và sử dụng xe chuyên dụng vận chuyển đến điểm tập kết chung.
Rác thải sinh hoạt sẽ đƣợc công ty TNHH Đầu tƣ và Dịch vụ Đô thị Phú Thành dùng xe chuyên dụng đến thu gom, vận chuyển đem đi xử lý 1 lần/ngày.
Đối với chất thải tái chế, nhân viên y tế các khoa (hộ lý) sẽ vận chuyển xuống khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đƣợc nhân viên khoa kiểm soát nhiễm khuẩn tiếp nhận, bàn giao, sắp xếp chất thải trên vào nơi quy định của bệnh viện, có mở sổ ký nhận với các khoa. Bệnh viện đã ký hợp đồng mua bán với công ty cổ phần LUGEMINE.
* Đối với chất thải rắn nguy hại:
Chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện đƣợc phân loại tại nguồn bằng các túi màu vàng và lƣu giữ trong các thùng kín, có nắp đậy. Việc tổ chức quản lý và xử lý chất thải y tế nguy hại đƣợc bệnh viện thực hiện theo quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất thải y tế; cụ thể nhƣ sau:
Ngay từ tại nguồn thải, bệnh viện đã tiến hành tổ chức thu gom chất thải rắn phát sinh, sau đó tiến hành phân loại chất thải ngay tại nguồn.
- Chất thải lây nhiễm đƣợc phân loại triệt để tại nơi phát sinh, thu gom vào túi màu vàng.
39
- Chất thải sắc nhọn đƣợc cho riêng vào các thùng chống thủng.
- Chất thải hóa học nguy hại đƣợc phân loại và cho vào các túi thùng màu đen. - Bệnh viện không có chất thải phóng xạ và bình chứa áp suất.
Để giảm thiểu chất thải tại nguồn, bệnh viện đề ra nội quy trong hoạt động chuyên môn tại bệnh viện, yêu cầu các y bác sỹ, cán bộ nhân viên và học viên làm việc và học tập tại bệnh viện phải luôn luôn tận dụng tối đa vật tƣ, nguyên liệu đầu vào, hạn chế thải bỏ, đồng thời có những chế tài xử phạt đối với những hành vi gây lãng phí tài sản công.
Nhân viên vệ sinh sẽ có nhiệm vụ vận chuyển về khoa kiểm soát nhiễm khuẩn. Công ty cổ phần Môi trƣờng Thuận Thành đã hợp đồng với bệnh viện để vận chuyển và đƣa chất thải nguy hại đi xử lý. Bệnh viện có mở sổ theo dõi giao nhận rác thải nguy hại đầy đủ và chi tiết.
3.1.3. Kết quả quan sát về thực trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, lƣu giữ
và xử lý chất thải rắn y tế
Bệnh viện đa khoa Hà Đông đã thực hiện khá tốt việc thu gom, phân loại, vận chuyển và lƣu giữ chất thải rắn y tế.
Qua quan sát các nội dung dựa trên bảng kiểm thực hiện tại 31 khoa trong bệnh viện đã thu đƣợc kết quả sau:
Bảng 3.2. Thực trạng thu gom, phân loại chất thải rắn y tế
Nội dung quan sát Thang
điểm
Chấm
điểm Nhận xét
Phân loại rác tại nơi
phát sinh 5 4
Tất cả các khoa. Nhƣng đôi khi, còn để lẫn bơm kim tiêm với chất thải lây nhiễm khác hoặc chƣa phân loại chất thải tái chế khỏi chất thải thông thƣờng. Vật sắc nhọn đƣợc đựng trong các hộp quy chuẩn 5 5 25/25 khoa có sử dụng vật sắc nhọn thực hiện đúng.
40 Chất thải đƣợc đựng
trong các bao bì theo mã màu quy định
5 5 Đã phân loại rác theo mã màu quy định. Có thùng thu gom rác đặt ở các vị trí công cộng và nơi phát sinh chất thải. 5 4
- Đặt thùng rác sinh hoạt tại các khoa. - Có thùng đựng rác chuyên dụng tại vị trí trung chuyển.
Thu gom ngày một lần 5 4 Một số phòng chức năng không thu rác cuối tuần.
Túi đựng rác có buộc
miệng 5 4
Có bảng chỉ dẫn phân loại chất thải tại nơi đặt thùng đựng chất thải 3 1 Chỉ một số khoa có dán bảng chỉ dẫn. Vệ sinh thùng đựng chất thải hàng ngày 3 1 Có túi sạch thay thế 3 3 Đổ rác đầy tràn các thùng, xe 3 1 Số lƣợng và kích thƣớc thùng rác vẫn chƣa đáp ứng đƣợc lƣợng rác sinh hoạt phát sinh nên một số thùng rác để hở nắp và tràn rác ra ngoài vào các buổi sáng và buổi chiều.
Tổng điểm 42 32 76% (*)
(*) Tỷ lệ điểm đạt/Tổng điểm quy chuẩn
Nhận xét:
Bệnh viện đã thực hiện việc thu gom, phân loại chất thải theo quy định. Nhƣng chất lƣợng thực hiện thu gom còn hạn chế, còn tình trạng chứa đầy rác trong các thùng, còn để lẫn chất thải thông thƣờng với chất thải tái chế. Tỷ lệ điểm đạt/ tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá (76%).
41
Bảng 3.3. Thực trạng vận chuyển, lƣu giữ chất thải rắn y tế
Nội dung quan sát Thang
điểm
Chấm
điểm Nhận xét
Vận chuyển chất thải bằng xe
đẩy chuyên dùng 5 5
Vận chuyển theo giờ quy định.
5 3
Thời gian vận chuyển quy định buổi sáng chƣa hợp lý vì vào giờ cao điểm đông bệnh nhân. Có đƣờng vận chuyển riêng chất thải y tế 5 0 Do đƣờng vận chuyển nằm trên trục đƣờng chính của bệnh viện là nơi có nhiều ngƣời qua lại nên bị mùi hôi ảnh hƣởng.
Rơi vãi rác thải, nƣớc thải, phát sinh mùi hôi trong quá trình vận chuyển
5 3
Có hợp đồng vận chuyển rác ra
ngoài với đơn vị có pháp nhân 5 5 Chất thải y tế đƣợc vận chuyển
ra ngoài bằng xe chuyên dụng 5 5 Lƣu giữ riêng chất thải y tế 5 5 Thời gian lƣu giữ chất thải <48
giờ 5 5
Vận chuyển 1 lần/ngày Có nhà lạnh lƣu giữ chất thải
5 0 Rác thải bị phân hủy, bốc mùi hôi khó chịu
Đơn vị hợp đồng vận chuyển rác đã đƣợc cấp giấy phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại
3 3
Có sổ theo dõi chất thải hàng
ngày 3 3
Có sổ chứng từ chất thải nguy
hại và chất thải thông thƣờng 3 3
Tổng điểm 54 39 72% (*)
42
Nhận xét:
Chất thải y tế đƣợc vận chuyển, lƣu giữ hàng ngày theo quy định. Nhƣng còn có một số hạn chế nhƣ chƣa có đƣờng vận chuyển rác riêng hay giờ vận chuyển rác chƣa thực sự hợp lý. Tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá (72%).
Bảng 3.4. Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế
Nội dung quan sát Thang
điểm
Chấm điểm
Nhận xét
Chất thải lây nhiễm đƣợc xử lý sơ
bộ tại nơi phát sinh 5 4 Chất thải rắn y tế đƣợc ký hợp
đồng vận chuyển, xử lý với đơn vị có chức năng
5 5
Chất thải y tế nguy hại đƣợc xử lý
trong lò đốt chất thải y tế 5 0
Bệnh viện đã ngừng hoạt động lò đốt rác do gây ô nhiễm môi trƣờng. Chất thải thông thƣờng đƣợc hợp
đồng chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp của thành phố
5 5
Chất thải tái chế đƣợc phân loại, thu gom và bán cho các cơ sở tái chế
3 3
Tổng điểm 23 17 74% (*)
(*) Tỷ lệ điểm đạt/Tổng điểm quy chuẩn
Nhận xét:
Bệnh viện đã thực hiện tốt việc xử lý chất thải y tế. Chất thải rắn y tế của bệnh viện đã đƣợc vận chuyển đi xử lý hợp vệ sinh. Tỷ lệ điểm đạt/tổng điểm quy chuẩn đạt mức khá 74%.
Qua sơ đồ quy trình thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn y tế (hình 4) và các bảng từ 3.2 – 3.4, cho thấy, bệnh viện đã thực hiện quy trình thu gom, phân loại, vận chuyển, lƣu giữ và xử lý chất thải rắn theo quy chế quản lý CTYT của Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.
43
Về thu gom, phân loại: Bệnh viện đã thực hiện phân loại CTYT tại chỗ. Cụ thể là đã phân CTYT thành các nhóm: chất thải lây nhiễm, chất thải thông thƣờng, chất thải hoá học nguy hại, chất thải phóng xạ. Hầu hết đã tách riêng chất thải tái chế ra khỏi chất thải thông thƣờng, tách riêng chất thải y tế sắc nhọn ra khỏi chất thải lây nhiễm.
Tuy nhiên, để quản lý chất thải y tế đúng cách không phải chỉ là thực hiện phân loại tại chỗ mà điều quan trọng là phải phân loại đúng theo nhóm chất thải và theo mã màu bao bì dụng cụ chứa chất thải để có biện pháp quản lý phù hợp. Ở bệnh viện đa khoa Hà Đông, CTYT cũng đã đƣợc phân loại theo mã màu, nhƣng khi khảo sát còn xảy ra việc phân loại sai quy định, để lẫn chất thải sinh hoạt với CTYT nguy hại hoặc chƣa tách chất thải tái chế ra khỏi chất thải thông thƣờng. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006), có tới 50% số bệnh viện